Tình hình sử dụng đất để canh tác ruộng nước của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 62 - 65)

05: Tổ chức quản lý rừng và đất Lâm nghiệp trên địa bàn Huyện Bua La

4.7: Tình hình sử dụng đất để canh tác ruộng nước của người dân

Các nhóm hộ Số lượng hộ làm ruộng nước Diện tích đất ruộng ( ha ) Sản lượng thóc (tấn) Sản lượng thóc trung bình Tấn/HGĐ Nhu cầu đáp ứng gạo ăn ( tấn thóc) Số lượng gạo thiếu ăn ( tấn thóc ) Nhóm hộ dư gạo ăn 35 83.7 134.9 3.85 64 Nhóm hộ đủ gạo ăn 30 36.8 56.8 1.89 56.8 Nhóm hộ thiếu gạo ăn 11 5.8 11.6 1.05 19.8 8.2 Tổng 76 126,3 203.3 Trung bình / HGĐ 1.66 2.7 Năng suất TB(tấn / ha) 1.6

Mức độ hỗ trợ của chính phủ cho 11 hộ thiếu gạo ăn (Mỗi hộ gia đình nghèo được hỗ trợ 100kg gạo /năm)

1,1 tấn gạo # 1,8 tấn thóc

Mức độ thiếu gạo ăn sau khi được chính phủ trợ cấp 6,4 tấn thóc

Qua kết quả như bảng trên cho chúng ta thấy rằng: diện tích đất đang được canh tác bây giờ có 126,3 ha, so với 76 hộ thì trung bình mỗi hộ có diện tích đất làm ruộng nước là 1,6 ha, đây là một diện tích rất rộng lớn và có thể đáp ứng được nhu cầu canh tác của người dân. Tuy nhiên vì tại khu vực chưa có hệ thống thuỷ lợi nên việc canh tác ruộng nước nơi đây còn bị hạn chế và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Người dân trong bản chỉ có thể làm ruộng

được 1 vụ trong một năm, đó là vào mùa mưa. Như vậy chỉ có những hộ nào có diện tích ruộng lớn thực sự thì mới làm ra sản lượng gạo cho đủ hoặc thừa ăn được, còn những hộ nào có diện tích đất ruộng ít và nhà đông người thì sản lượng gạo làm ra sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu của họ. Theo điều tra phỏng vấn và kế thừa số liệu cho chúng ta thấy rằng những hộ mà đủ và dư gạo ăn là những hộ mà có diện tích ruộng lớn, hộ có diện tích ruộng lớn nhất là có tơí 5 ha, còn các hộ trong nhóm thiếu gạo ăn chủ yếu là những hộ mà có diện tích đất ruộng ít, diện tích đất làm ruộng của những hộ thiếu gạo ăn thường ít, nhìn chung chủ yếu là từ 0,2 ha đến 0,5 ha.

Như vậy 11 hộ mà thiếu gạo ăn chiếm khoảng 14 % số hộ trọng khu vực. Trên địa bàn có dự án xóa đói giảm nghèo của chính phủ, theo dự án này thì mỗi hộ nghèo sẽ được cấp miễn phí 100 kg gạo trên năm. Toàn bản có 11 hộ thiếu gạo ăn, với sự mức hỗ trợ của chính phủ là 100 kg gạo ăn/HGĐ thì trong 11 hộ chính phủ đã hỗ trợ 1,1 tấn gạo ăn/năm, tương đương với 1,8 tấn thóc ( 100 kg thóc tương đương với 60 kg gạo), như vậy sau khi được sự hỗ trợ của chính phủ với số lượng gạo trên thì số lượng gạo thiếu ăn còn lại là khoảng 6,4 tấn thóc so với mức độ thiếu gạo ăn ban đầu là 8.2 tấn thóc.

Vậy theo kết quả điều tra trên chúng ta thấy rằng: mức độ hỗ trợ của chính phủ đối với hộ nghèo vẫn còn chưa đủ, cũng như là việc phân chia và cấp đất cho những hộ đó vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Việc hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho người dân để nâng cao hiệu quả năng suất của chính quyền và các bên liên quan chưa được thực hiện tốt.

Vì thiếu gạo ăn nên cuộc sống của những hộ nghèo sẽ phụ thuộc vào tài nguyên rừng nhiều hơn. Đây là một sức ép đối với diện tích rừng tại khu vực nghiên cứu. Do thiếu gạo, phần lớn người dân có cuộc sống trung bình và nghèo đã tiến hành vào rừng khai thác các sản phẩn trong rừng đem bán. Do

giá trị và lợi nhuận trong việc bán đi những sản phẩm từ rừng như gỗ Lim xanh, Vàng kiên, Chò chỉ lào, Gõ đỏ,….

4.3.3.2. Tình hình sử dụng gỗ, củi và các loại gỗ khác của người dân:

+ Tình hình sử dụng gỗ của người dân.

Theo chủ tịch hội đồng Nhà nước CHDCND Lào (2007), quy định số 99-LCT/HĐNN, “Về luật bảo vệ và phát triển rừng”, Viêng Chăn, 24/12/2007. Trong đó cho phép mỗi hộ dân sống trong vùng rừng được phép khai thác gỗ để xây nhà mỗi hộ được phép khai thác và sử dụng 5m3. Khối lượng gỗ 5m3 này Nhà nước, chính quyền địa phương chỉ cấp phép cho những hộ gia đình chưa có nhà ở kiên cố để họ làm nhà ở hoặc là để sửa sang lại nhà cửa khi nhà đó bị xuống cấp nặng.

Về vấn đề thủ tục để được cấp phép khối lượng gỗ để xây sửa nhà như trên thì những hộ nào có nhu cầu gỗ để làm nhà hoặc sửa lại nhà thì phải đề nghị lên trưởng Bản trước, sau đó trưởng Bản sẽ họp với các thành viên hội đồng bản để xem xét đề nghị của những hộ đó, sau khi hội đồng bản đồng ý thì mới đưa đề nghị của những hộ đó lên chính quyền Huyện để Huyện xét duyệt theo đề nghị của những hộ trên. Đồng thời sau khi được phép khai thác gỗ với số lượng cho phép thì những hộ có đề nghị trên phải đóng lệ phí cho chính quyền Huyện, được tính theo m3, thường tính trung bình là 500.000/m3.

Qua khảo sát điều tra tại Bản Na Pêng nhóm nghiên cứu thấy rằng, 100% số hộ gia đình đều sử dụng vật liệu làm nhà, chuồng trại gia súc, hàng rào,… là các sản phẩm lấy từ rừng.

Kết quả điều tra cho thấy người dân địa phương khai thác gỗ chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của chính họ như: làm nhà, đóng đồ dùng, làm chuồng trại, làm dụng cụ sản xuất, v v…

- Những loại gỗ mà người dân hay sử dụng để làm nhà bao gồm : Lim, Nghiến, Giổi, Xoan, và một số loại gỗ tạp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)