Cơ cấu tổ chức quản lý bảo vệ rừng của Bản Na Pêng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 77 - 85)

Ngày 28 tháng 1 năm 2004, chủ tịch tỉnh Khăm Muôn đó ra quyết định số 0014/CT.KM về thạnh lập rừng khu vực núi: Pêng, núi Thắm Binh, Núi Quang, Núi Lạc Đin thành rừng bảo tồn của Tỉnh.

+ Trong đó chủ tịch tỉnh cũng đã chỉ định và giao cho Sở Nông – Lâm nghiệp của Tỉnh và các bên chức năng của Huyện cùng nhau tổ chức và thực hiện những mục tiêu đề ra.

+ Đây là rừng bảo tồn của tỉnh có diện tích 12.000 ha, và nằm trong lãnh thổ của 9 Bản. Vậy để làm cho công tác quản lý bảo vệ rừng đạt kết quả tốt nhất, chính quyền huyện đã phân và giao rừng cho 9 Bản trên để người dân cùng nhau tham gia và có trách nhiệm trong việc quản lý bảo vệ rừng.

+ Để thực hiện mục tiêu trên, huyện đó tổ chức cuộc họp để cùng nhau thảo luận, có sự tham gia của các bên như: Phòng Nông – Lâm của huyện và các trưởng thôn và một số người trong hội đồng quản lý Bản của 9 Bản có lãnh địa trong rừng Bảo tồn, với mục đích là:

• Phân vùng ranh giới quản lý rừng bảo tồn giữa các Bản trên

• Bầu chọn lấy một số người bao gồm: trưởng thôn, những người trong hội đồng quản lý Bản để thạnh lập thạnh ban quản lý rừng bảo tồn cấp Bản trong 9 Bản trên.

• Thành lập những nội quy, quy chế trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Sau khi bầu chọn ra được uỷ ban quản lý rừng bảo tồn cấp Bản, chủ tịch huyện là người ký quyết định xác nhận thạnh lập uỷ ban quản lý rừng cấp Bản và ra quyết định thạnh lập những nội quy, quy chế về quản lý rừng bảo tồn trên qua sự thảo luận của các bên liên quan như đó nêu trên.

4.3.4.1. Những nội quy, quy chế về quản lý bảo vệ rừng của Bản.

Để làm cho công tác quản lý đất đai và quản lý tài nguyên rừng của Bản thực hiện được đúng và tốt theo mục tiêu đề ra và kết hợp hài hoà với đường lối và chính sách của Đảng nhằm củng cố công tác quản lý bảo vệ rừng và nâng cao đời sống của người dân ngày càng tốt hơn. Vậy các bên chức năng bao gồm: Sở Nông – Lâm nghiệp tỉnh, Phòng Nông – Lâm nghiệp huyện Bua la Pha và hội đồng quản lý bảo vệ rừng của Bản cùng với người

dân trong Bản đó đồng ý và thống nhất về việc đề ra những nội quy và quy chế Quản lý của Bản Na Pêng như sau:

+ Những nội quy về quản lý và sử dụng tài nguyên rừng.

1. Cấm săn bắt động vậ rừng trong mùa mưa và mùa Khẩu Phăn Sá(từ 1 tháng 5 đến 31 tháng 10 dương lịch hạng năm).

2. Cấm người dân trong Bản hoặc người Bản nào sắn bắt động vật trong khu vực rừng bảo tồn.

3. Cấm săn bắt động vật rừng quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng như: voi rừng, gấu, hươu, bò rừng, bò tót, sao la và những loại động vật có nguy cơ tuyệt chủng khác.

4. Cấm sử dụng các loại vũ khí mang tính chất hủy diện săn bắt các loại thuỷ sinh và các loại động vật chất mang tính huỷ diệt cao như: thuốc nổ, chất độc và vân vân,...

5. Cấm tạo ra ô nhiễm môi trường trong vùng đầu nguồn.

6. Cấm khai thác gỗ và đốt rừng bừa bãi, nếu hộ gia đình nào cần gỗ để xây nhà phải được sự cho phép của các bên chức năng mới được khai thác gỗ theo loại gỗ và trữ lượng được phép. Trước khi phát nương hoặc sử dụng lửa để đốt cỏ để canh tác công phải được sự cho phép của các bên chức năng.

7. Cấm khai thác lâm sản ngoài gỗ theo cách bừa bói không bền vững. 8 Cấm chặt, phát rừng làm nương rẫy.

9 Cấm khoanh đất rừng bừa bói để xây nhà hoặc bón mà không được sự cho phép của các bên chức năng.

Cách sử lý đối với những người vi phạm quy chế trên:

- Trong trường hợp vi phạm những nội quy trên, là giao đối tượng cho hội đông QLBVR Bản cùng với Trưởng Bản xem xét và tiến hạnh vu việc hoặc phạt theo mức độ hợp lý.

- Trong trường hợp nặng thì giao cho Phòng Nông – Lâm nghiệp của Huyện là người xem xét xử lý.

- Về xử lý vi phạm khai thác gỗ và tài nguyên khác bừa bãi:

• Lần đầu tiên cảnh cáo và giáo dục đồng thời tịch thu hiện vật. • Lần thứ 2 cầm giữ hiện vật và xử phạt theo giá trị thực tế .

• Lần thứ 3 cầm giữ hiện vật và xử phạt cáp đôi theo giá trị thực tế.

- Trường hợp khai thác LSNG theo hinh thức khai thác triệt phá công bị xử lý theo mức hình phạt trên.

- Trường hợp phát rừng làm nương làm rẫy hoặc khoanh đất rừng bừa bãi làm thiệt hại rừng sẽ bị phạt như sau:

• Lần đầu tiên phạt, tính theo diện tích rừng bị phá hoại, 1 ha = 200,000 kíp • Lần đầu tiên phạt, tính theo diện tích rừng bị phá hoại, 1 ha = 300,000 kíp • Lần đầu tiên phạt, tính theo diện tích rừng bị phá hoại, 1 ha = 500,000 kíp. - Trường hợp săn bắt động vật rừng không đúng theo phép luật cho phép trên , nếu có giá trị trên 50.000 kíp:

• Lần đầu tiên và lần thứ 2 sẽ bị phạt cấp đôi giá grị thực tế ĐVR đó trên địa bàn. Đồng thời tịch thu hiện vật.

• Lần thứ 3 sẽ bị phạt sẽ bị phạt cấp đôi giá trị thực tế ĐVR đó trên địa bàn. Đồng thời tịch thu hiện vật, sau đó giao người sai phạm cho Huyện xử lý.

Có thể nói, hệ thống pháp luật về bảo vệ rừng tại bản Na Pêng tương đối đầy đủ và chi tiết. Các luật lệ được đưa ra đều rõ ràng và không bị trồng chéo với nhau. Tuy nhiên do sự tuyên truyền và phổ biến luật lệ cho người dân trong bản chưa được chú trọng và triển khai nên số người biết về luật bảo vệ rừng và môi trường tại khu vực nghiên cứu còn rất ít. Đây chính là một trong những nguyên nhân của nạn phá rừng tại khu vực.

4.3.4.2. Những hoạt động có sự tham gia của người dân trong công tác QLBVR.

Thông qua phương pháp kế thừa số liệu từ các cơ quan liên quan: Huyện và các phòng quản lý rừng bảo tồn trên địa bàn đã cho chúng ta biết được những hoạt động có sự tham gia của người dân trong công tác QLBVR như sau:

1. Tham gia phân chia ranh giới giữa Bản với Bản công như phân chia ranh giới rừng để quản lý bảo vệ.

2. Tham gia thảo luận để xây dựng những luật lệ công như các nội quy sử dụng tài nguyên rừng trong vùng.

3. Tuyên truyền những luật lệ về sử dụng tài nguyên rừng trong khu vực. 4. Tuần tra rừng và ranh giới của rừng bảo tồn trong lĩnh vực của Bản. 5. Đóng cột mốc đánh dấu biên giới của rừng bảo tồn.

6. Tham gia điều tra đa dạng sinh học trong rừng bảo tồn.

7. Tham gia nghe tuyên truyền giáo dục, xây dựng ý thức về bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên rừng và được nhận những sản phẩm tuyên truyền như: bài báo, tạp chí và biển quảng cáo vân vân,….

8. Tham gia trồng rừng trong rừng bảo tồn. 9. Tham gia công tác phòng cháy chữa cháy.

10. Tham gia giao lưu và học hỏi rút kinh nghiệm với các bộ phận khác. 11. Tham gia hoạt động xúc tiến phát triển du lịch sinh thái.

12. Người dân được cung cấp thông tin 13. Người dân được nghe về các quyết định.

14. Người được đóng góp ý kiến trong việc xây dựng các luật lệ trong việc sử dụng rừng của Bản.

15. Người dân không có quyền đóng góp ý kiến về việc xây dựng quyết định nào đó.

16. Người dân không có quyền phủ quyết về quyết định nào đó.

Qua phương pháp phỏng vấn cán bộ huyện, cán bộ Bản và cán bộ lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu và thông qua cuộc thảo luận nhóm, nhìn chung những người dân trong Bản đều tham gia đầy đủ những hoạt động trên như là một nghĩa vụ của họ nhưng lợi ích mà họ được hưởng từ những hoạt động trên còn ít, cho nên nhìn chung tinh thần tự nguyện của người dân trong việc tham gia quản lý bảo vệ rừng chưa cao.

4.3.4.3. Những quyền lợi và điêù được hưởng của người dân khi tham gia bảo vệ rừng.

- Có thể khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ một cách bền vững.

- Có thể săn bắt động vật rừng nhóm không bị đe doạ tuyệt chủng cấp 1 và cấp 2 để làm thức ăn và sử dụng trong gia đình theo mùa được cho phép ( Từ 1 tháng 11 đến ngày 30 tháng 4 dương lịch hàng năm).

- Những cá nhân có công lao góp phần trong công tác bảo vệ và ngăn chặn được những hành động xấu gây thiệt hại cho tài nguyên rừng như: đốt rừng, những vụ phá rừng không được sự cho phép, phát rừng làm nương rẫy, săn bắt và buôn bán động vật trong danh sách cấm thì sẽ được thưởng 10% giá trị tiền phạt.

- Đối với hộ gia đình từ nơi khác đến đinh cư sống ở vùng cũng như Bản hoặc là những người nào vừa lập gia đình mới và ra ở riêng thành hộ mới thì sẽ được chính quyền địa phương xét duyệt cho phép khai thác 5m3 gỗ để làm nhà.

- Đối với hộ gia đình từ nơi khác đến định cư sống ở vùng công như Bản hoặc là những người nào vừa lập gia đình mới và ra ở riêng thành hộ mới thì sẽ được chính quyền địa phương xét duyệt cấp cho mảnh đất để canh tác và sản xuất nông nghiệp.

- Sự tham gia trong công tác bảo vệ rừng của người dân được coi như là một nghĩa vụ. Cho nên Nhìn chung những hoạt động tham gia của người dân hiện nay chưa mang lại nhiều chế độ hưởng lợi khác cho những người dân tham gia, như là: nhiều hoạt động có sự tham gia của người dân trong công tác bảo vệ rừng như các điều trên không có hoặc là thiếu kinh phí để bồi dưỡng thường xuyên. Kinh phí bồi dưỡng trong công tác tham gia bảo vệ rừng của người dân nhìn chung không đáng kể, Vì không thường xuyên, chỉ khi nào tham gia trong sự tài trợ của dự án phát triển lâm nghiệp của quốc tế, những ngày lễ hoặc là trong dịp tổng kết theo nửa chu kỳ hay cuối năm của rừng bảo tồn thì mới có tiền hỗ trợ, nhưng nhìn chung số tiền này chưa phải là

nhiều nên chưa bù đắp và bồi dưỡng được tinh thần của những người tham gia bảo vệ rừng.

Tóm lại, hệ thống pháp luật tại khu vực nghiên cứu đã rất đầy đủ và chi tiết, người dân được hưởng nhiều ưu đãi trong quá trình tham gia bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực. Tuy nhiên do sự hiểu biết của người dân và công tác tuyên truyền chưa được trú trọng và chưa có biện pháp khả thi nên nạn phá rừng tại địa phương vẫn chưa được quản lý một cách chặt trẽ.

4.3.4.4. Cơ cấu tổ chức của các cấp trong công tác quản lý bảo vệ rừng

Hình 05: Tổ chức quản lý rừng và đất Lâm nghiệp trên địa bàn Huyện Bua La Pha.

Ghi chú: Quan hệ hợp tác nghiệp vụ trực tiếp Chỉ đạo trực tiếp

Quan hệ hợp tác gián tiếp Chỉ đạo gián tiếp.

Bộ Nông-Lâm nghiệp Sở Nông-Lâm nghiệp Chủ tịch tỉnh Cục lâm nghiệp Phòng Nông – Lâm nghiệp Chủ tịch Huyện Ngành lâm nghiệp Rừng bảo tồn Bản Sự tham gia của người dân Phòng bảo tồn ĐDSH và QLRBT ĐDSH

Bộ Nông - Lâm nghiệp là cơ quan cao nhất của ngành, bộ trưởng nông - lâm nghiệp chịu trách nhiệm với thủ tướng về các vấn đề liên quan đến lâm nghiệp.

Sau bộ nông nghiệp có các cơ quan là sở nông - lâm nghiệp. Mỗi một tỉnh thì có một sở nông - lâm nghiệp. Sở nông lâm nghiệp có trách nhiệm quản lý và chỉ đạo cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới lâm nghiệp của tỉnh. Để phân ra chức năng và nhiệm vụ, tại sở nông - lâm nghiệp người ta lại phân ra 2 cơ quan đó là chi cục lâm nghiệp phụ trách các vấn đề về lâm nghiệp như trồng rừng, bảo vệ rừng.

Xem xét bộ máy quản lý rừng của nhà nước ta thấy có nhiều bất cập. Đó là quản lý nhà nước về rừng vẫn còn nhiều chồng chéo, có nhiều cơ quan cùng quản lý một việc nhưng lại không có đơn vị chuyên trách. Chính vì vậy, trong công tác quản lý có sự đùn đẩy và đổ trách nhiệm cho nhau. Trong khi đó sự tham gia của người dân trong công tác quản lý và bảo vệ rừng có nhiều hạn chế. Việc trả tiền cho người dân tham gia vào công tác này hầu như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)