Đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 124)

9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

3.5.2. Đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ban hành thông tư hướng dẫn cho vay theo chuỗi giá trị, xác định rõ vai trò trung tâm trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp để áp dụng các phương thức cho vay và cung ứng sản phẩm, dịch vụ phù hợp, cụ thể như cho vay trước thu hoạch thì không nhất thiết ngân hàng phải đưa vốn trực tiếp cho người nông dân mà có thể thông qua doanh nghiệp ứng trước vật tư, hàng hóa đầu vào và sẽ khấu trừ khi thu mua sản phẩm. Có chính sách hỗ trợ nông dân tham gia chuỗi giá trị được vay vốn với những ưu đãi như được vay tín chấp khi có hợp đồng liên kết.

Ban hành những qui định về ưu đãi đối với các NHTM tham gia cho vay chuỗi giá trị nông nghiệp thông qua việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ quốc gia như: thông qua dự trữ bắt buộc để tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn, qui định hạn mức chiết khấu, tái chiết khấu; Xây dựng chính sách khuyến khích mở chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng tại khu vực nông thôn (đặc biệt vùng sâu, vùng xa) theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn so với khu vực đô thị.

Hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro đối với cho vay phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp, trong đó cần phân định rạch ròi về trách nhiệm của Nhà nước, của tổ chức tín dụng, của người vay khi rủi ro bất khả kháng xảy ra và có cơ chế xử lý nhan để bù đắp, tái tạo nguồn vốn đầu tư cho sản xuất.

Thực hiện việc quy hoạch và công bố quy hoạch khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng các chuỗi giá trị ngành nông nghiệp tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 để các NHTM có cơ sở thẩm định các dự án vay vốn theo chuỗi giá trị nông nghiệp.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 52/2015/QĐ-UBND ngày 17/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành quy định một số chính sác đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh để khuyến khích, thu hút đầu tư tư nhân vào sản xuất nông nghiệp.

Nghiên cứu ban hành (hoặc cụ thể hóa) chính sách khuyến khích phát triển liên kết giữa các hộ nông dân để hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác và liên kết giữa hộ nông dân, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã với doanh nghiệp sản xuất, chế biến theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân góp vốn bằng đất với doanh nghiệp để tạo quỹ đất hình thành vùng sản xuất quy mô lớn, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp.

Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người nông dân về tham gia chuỗi giá trị, nâng cao hiểu biết về pháp luật; vận động người nông dân thay đổi thói quen sản xuất, tiêu thụ nhỏ lẻ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Kết luận chương 3

Từ thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị trông nông nghiệp của tỉnh Ninh Thuận, cùng với những chính sách, định hướng phát triển ngành nông nghiệp của Chính phủ, của NHNN và của tỉnh Ninh Thuận; căn cứ cơ sở lý luận về cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp đối với các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay của ngân hàng đối với chuỗi giá trị nông nghiệp: về chính sách của Nhà nước, các NHTM và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị. Từ đó, đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và UBND tỉnh Ninh Thuận để chính sách cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của Chính phủ đạt hiệu quả góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nông sản tỉnh Ninh Thuận trên thị trường.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận đã đạt nhiều thành tựu: tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt và duy trì ở mức cao so với bình quân của cả nước, cơ cấu kinh tế nội ngành được chuyển dịch theo hướng tích cực, nhiều chuỗi giá trị nông nghiệp được hình thành, một số nông sản đặc trưng của tỉnh như: nho, táo, tỏi,... được thị trường trong nước biết đến nhiều. Một trong những nguyên nhân của kết quả đó là có sự đóng góp của các chính sách cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và chính sách cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp nói riêng. Chính sách đã mang đến cho khu vực nông nghiệp nhiều cơ hội tiếp cận các nguồn tài chính chính thức hơn. Tuy vậy, do một số hạn chế từ chính sách, cũng như nhận thức của nông dân về chuỗi giá trị còn hạn chế nên hoạt động cho vay theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của liên kết sản xuất để tạo ra những mối liên kết chặt chẽ. Bên cạnh đó, chính sách của nhà nước về cho vay theo chuỗi giá trị cũng cần hoàn thiện hơn mở ra nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn chính thức từ các NHTM cho khu vực nông nghiệp. Để làm được việc này đòi hỏi phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ, chặt chẽ đối với các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, trong đó quan trọng nhất là các giải pháp đối với các NHTM trên địa bàn như xây dựng chính sách tín dụng riêng, hoàn thiện quy trình và thủ tục cho vay đối với chuỗi giá trị nông nghiệp và mở rộng việc cho vay thông qua các tổ chức, đoàn thể.

Bằng những kiến thức tổng hợp, trong phạm vi luận văn, tác giả đã đi từ lý luận cơ bản đến việc tổng hợp và phân tích các số liệu hoạt động để đánh giá về hoạt động cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp với hi vọng sẽ có những đóng góp hữu ích cho hoạt động cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn.

Dưới sự góp ý của những người giàu kinh nghiệm trong công tác, sự hướng dẫn tận tình của thầy Phạm Văn Kiên, bằng thực tiễn công tác của bản thân, tác giả đã tập trung nghiên cứu hoàn thành luận văn. Nhưng do tính phức tạp của luận văn cộng với những giới hạn nhất định trong hiểu biết của bản thân nên luận văn không

tránh khỏi thiếu sót. Tác giả mong muốn nhận được sự quan tâm, chỉ bảo của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận 2016, Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2015, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

2. Cục Thống kê Ninh Thuận 2015, Tổng quan kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) tỉnh Ninh Thuận, NXB Thống Kê, Hà Nội.

3. Cục Thống kê Ninh Thuận 2015, Thực trạng nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2010-2014 các giải pháp định hướng phát triển, NXB Thống Kê, Hà Nội. 4. Dự án Hỗ trợ Tam Nông 2014, Báo cáo phân tích 8 chuỗi giá trị tỉnh Ninh Thuận. 5. Đặng Hoàng Anh 2015, ‘Nâng cao vai trò của ngân hàng trong chuỗi giá trị hàng nông sản của Việt Nam-thực trạng và giải pháp’, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Vai trò của ngân hàng và ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp - nông thôn do Tạp chí Ngân hàng biên tập, Hà Nội, trang 164-174.

6. Đặng Thanh Sơn 2012, ‘Ứng dụng mô hình kinh tế lượng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình vay vốn tín dụng của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang’, Phát triển kinh tế, số 257 (tháng 3/2012, trang 27-33).

7. Đặng Thị Huyền Hương 2015, ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa’, Tạp chí Kinh tế và dự báo số chuyên đề (tháng 02/2015, trang 15-18).

8. Hồ Diệu 2001, Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

9. Khúc Thế Anh, và Đào Thị Thu Trang 2015, ‘Thực hiện chính sách cho vay phát triển chuỗi sản phẩm nông nghiệp theo định hướng của Chính phủ qua hệ thống ngân hàng - một số vấn đề đặt ra’, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Vai trò của ngân hàng và ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp - nông thôn

do Tạp chí Ngân hàng biên tập, Hà Nội, trang 154-163.

10.Michael E. Porter 1985, ‘Lợi thế cạnh tranh tạo lập và duy trì thành tích vượt trội trong kinh doanh’ (Nguyễn Phúc Hoàng dịch), NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 11.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận 2011, 2012, 2013,

2014, 2015, 2016, Báo cáo cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

quả triển khai thực hiện Chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết 14/NQ-CP trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

13.Viện Chiến lược Ngân hàng 2017, Báo cáo Kết quả khảo sát triển khai Chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp.

14.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận 2017, Báo cáo công tác phối hợp với các Hội, đoàn thể giai đoạn 2011-2016.

15.Nguyễn Quốc Nghi 2010, ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu tín dụng chính thức của nông hộ sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long’, Tạp chí Ngân hàng, số 20 (tháng 10/2010, trang 29-33).

16.Nguyến Tiến Đông 2015, ‘Ngành ngân hàng với phát triển chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp’, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Vai trò của ngân hàng và ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp – nông thôn do Tạp chí Ngân hàng biên tập, Hà Nội, trang 44-51.

17.Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt và Nguyễn Thị Hồng Hải 2014,

‘Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tăng trưởng tín dụng hệ thống ngân hàng giai đoạn 2001-2012’, Tạp chí Ngân hàng, số 03 (tháng 02/2014, trang 20-24). 18.Nguyễn Thị Thanh Hải 2015, ‘Vai trò của ngân hàng với chuỗi giá trị nông sản’,

Tạp chí Ngân hàng, số 15 (tháng 8/2015, trang 27-30).

19.Nguyễn Trần Hà My 2016, Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang.

20. Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức 2007, Cẩm nang ValueLinks – Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị.

21.Trần Tiến Khai, Phân tích chuỗi giá trị và ngàn hàng nông nghiệp, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fullbright (2011-2013).

22.Trịnh Thị Thu Hằng 2015, ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ nông dân Việt Nam’, Kỷ yếu công trình khoa học – Phần I do Trường Đại học Thăng Long biên tập, Hà Nội, trang 165-170.

23.Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại 2017, Báo cáo Kết quả triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ Tam nông tỉnh Ninh Thuận từ năm 2011 đến năm 2016.

Thuận gắn với ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

25.Vũ Thị Kim Anh 2015, ‘Đẩy mạnh tín dụng xanh cho phát triển nông nghiệp theo mô hình chuỗi giá trị’, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Vai trò của ngân hàng và ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp – nông thôn do Tạp chí Ngân hàng biên tập, Hà Nội, trang 146-153.

26.Vương Quốc Duy, Lê Long Hậu và MariJke D’Haese 2010, ‘Các nhân tố ảnh

hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long’, Phát triển kinh tế, số 415 (tháng 6/2010, trang 39-44).

Nguồn Internet Tiếng Việt

27.Chi Mai, Liên kết trong sản xuất: Xu thế phát triển tất yếu của nông nghiệp hiện đại, vì sao vẫn còn lỏng lẻo?, truy cập tại < http://www.vacvina.org.vn/xem-tin- tuc/lien-ket-trong-san-xuat-xu-the-phat-trien-tat-yeu-cua-nong-nghiep-hien-dai- vi-sao-van-con-long-leo.html> [ ngày truy cập: 04/4/2017].

28.Hương Dịu 2017, Vay theo chuỗi giá trị: Còn thiếu, yếu và lỏng lẻo, truy cập tại <https://baomoi.com/vay-theo-chuoi-gia-tri-con-thieu-yeu-va-

lonleo/c/22691764.epi> [ngày truy cập: 06/7/2017].

29.Ngọc Cầm 2017, Cho vay theo chuỗi giá trị - Chính sách và thực tiễn áp dụng, truy cập tại < http://dangcongsan.vn/kinh-te/cho-vay-theo-chuoi-gia-tri-chinh- sach-va-thuc-tien-ap-dung-444879.html > [ngày truy cập: 15/7/2017].

30.Nguyễn Thoan 2017, Liên kết chuỗi cần có sự bình đẳng, truy cập tại <http://www.nhadautu.vn/lien-ket-chuoi-can-co-su-binh-dang-d1699.html > [ngày truy cập: 10/7/2017].

31.Quang Cảnh, Cho vay theo chuỗi liên kết: Ngân hàng muốn và doanh nghiệp cần, truy cập tại < http://www.baomoi.com/cho-vay-theo-chuoi-lien-ket-ngan-hang- muon-va-doanh-nghiep-can/c/13478866.epi> [ ngày truy cập: 07/3/2017].

32.Thanh Hoa 2017, Vẫn thiếu sự liên kết nông dân và doanh nghiệp trong chuỗi giá trị, truy cập tại <http://thoibaokinhdoanh.vn/Hop-tac-34/Van-thieu-su-lien-ket- nong-dan-va-doanh-nghiep-trong-chuoi-gia-tri-36304.html> [ngày truy cập: 15/7/2017].

Tài liệu Tiếng Anh

33.Raphael Kaplinsky and Mike Morris. 2001, A handbook for Value Chain Research, Brighton, United Kingdom, Institute of Development Studies, University of Sussex.

34.Porter M.E. 1985, “Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior

Performance”, New York: The Free Press.

35.Calvin Miller and Linda Jones. 2010, Agriculture value chain finance – Tools and lessons, Pratical Action, UK.

36.Gary Gereffi. 1999, A Commodity Chains Framework for Analyzing Global Industries, Duke University Durham, USA.

37.Magdalena S. Casuga and Ferdinand L. Paguia. 2008, Financial Access and Inclusion in the Agricultural Value Chain, Asia-Pacific Rural and Agricultural Credit Association (APRACA).

38.Gladys M. Musuva. 2015, Factors affecting effectiveness of value chain financing in tea industry: a case of smallholder farmers in Kiambu county, Kenya, PhD thesis, United States International University, Africa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)