Định hướng chi tiết đối với các nhóm ngành hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 113 - 114)

9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

3.2.2. Định hướng chi tiết đối với các nhóm ngành hàng

* Đối với cây ăn quả:

- Mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, ưu tiên trồn nho, táo phù hợp với quy hoạch theo nhu cầu thị trường. Phát triển vùng sản xuất nho, táo sản xuất theo quy trình chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Hỗ trợ các hợp tác xã sản xuất nho, táo; tìm kiếm và phát triển thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ nho, táo tại các hệ thống siêu thị tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; đẩy mạnh quảng bá chỉ dẫn địa lý nho và nhãn hiệu tập thể táo Ninh Thuận;

- Đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng ưu tiên phát triển các mô hình trang trại, hợp tác xã trồng nho, táo. Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất nho, táo hình thành các hợp tác xã. Phát triển liên kết sản xuất – tiêu thụ giữa các hộ sản xuất, trang trại, hợp tác xã với doanh nghiệp thu mua, bảo quản, chế biến và kinh doanh nho, táo;

* Đối với cây rau, đậu, gia vị:

- Duy trì ổn định diện tích trồng rau, đậu, cây gia vị các loại; rà soát, chuyển đổi mô một phần diện tích đất lúa nước kém hiệu quả sang phát triển rau, đậu, cây gia vị các loại. Mở rộng vùng trồng rau an toàn, tỏi làm nguyên liệu cho sản xuất, chế biến dược phẩm như tỏi đen theo nhu cầu thị trường;

- Khuyến khích thành lập tổ hợp tác/hợp tác xã sản xuất rau an toàn, tỏi; nâng cao năng lực về quản lý, tổ chức sản xuất và tiếp thị sản phẩm cho các tổ, nhóm, hợp tác xã trồng rau an toàn, tỏi; hỗ trợ các hợp tác xã tìm kiếm thị trường, liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm;

- Tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm rau, gia vị;

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật giúp cải thiện hiệu quả xản xuất rau, gia vị, đậu gồm xây dựng và áp dụng quy trình trồng rau an toàn (hiện đã có quy trình cho 11 loại rau), áp dụng tưới tiết kiệm nước, riêng hành, tỏi trồng theo tiêu chuẩn

VietGap. Tăng cường tập huấn kỹ thuật sản xuất rau theo tiêu chuẩn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sản xuất và hợp tác xã.

* Đối với cây lương thực:

Ưu tiên phát triển giống cây lương thực (giống lúa, giống ngô), mở rộng diện tích giống cây lương thực phù hợp với quy hoạch theo nhu cầu thị trường. Đổi mới tổ chức sản xuất giống cây lương thực theo hướng các trang trại, hợp tác xã liên kết sản xuất, tiêu thụ với các doanh nghiệp/trung tâm giống cây trồng. Thu hút các doanh nghiệp, viện nghiên cứu giống cây trồng tham gia nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh giông cây trồng trên địa ban tỉnh; xây dựng và nhân rộng mô hình cánh đồng lớn trong sản xuất giống cây lương thực;

* Đối với cây công nghiệp, cây có củ và các loại cây khác:

- Tổ chức sản xuất cây công nghiệp theo hướng hộ sản xuất nhỏ liên kết với doanh nghiệp sản xuất, chế biến.

- Giảm diện tích gieo trồng sắn tại các khu vực kém hiệu quả, chuyển đổi diện tích trồng sắn không hiệu quả sang các cây trồng mới hoặc cây trồng làm thức ăn chăn nuôi; Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (giống, canh tác, tưới nước tiết kiệm) để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; Tổ chức sản xuất theo hướng hộ sản xuất, trang trại liên kết theo hợp đồng nông sản với doanh nghiệp chế biến tinh bộ.

- Nghiên cứu, phát triển diện tích trồng một số cây trồng mới, có tiềm năng kinh tế cao như măng tây, nha đam; Áp dụng quy trình kỹ thuận trồng phù hợp để nâng cao năng suất, chất lượng; Tổ chức sản xuất theo hướng hộ sản xuất liên kết với doanh nghiệp chế biến nha đam, măng tây.

3.3. Định hướng phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông lâm thủy sảntrên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)