Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 31)

9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.2. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị nông nghiệp

1.2.1. Khái niệm chuỗi giá trị nông nghiệp

Chuỗi giá trị cũng được áp dụng phổ biến trong phân tích sản phẩm nông nghiệp, nhất là khi vấn đề truy nguyên nguồn gốc nông sản và an toàn thực phẩm đang là vấn đề được quan tâm gần đây.

Theo Casuga và các ctg (2008) chuỗi giá trị nông nghiệp là một loạt các hoạt động bắt đầu bằng sản xuất, chế biến và nhằm mục đích gia tăng giá trị cho sản phẩm cuối cùng và kết thúc bằng tiếp thị và bán hàng cho người dùng cuối. Chuỗi giá trị nông nghiệp bao gồm cung cấp đầu vào, sản xuất, phân phối/tiếp thị và tiêu dùng. Cung cấp đầu vào bao gồm mua sắm nguyên liệu cho sản xuất. Trong giai đoạn này, đầu vào sản xuất được cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua thương lái hoặc trung gian cho người sản xuất. Ví dụ các nhà cung cấp hạt giống có thể trực tiếp đầu tư cho nông dân hoặc gián tiếp thông qua thương lái hoặc các tổ chức trung gian khác. Chế biến hoặc sản xuất bao gồm chuyển đổi nguyên liệu thô thành thành phẩm. Trong giai đoạn này, những người thu mua mua các sản phẩm nông nghiệp từ các nhà sản xuất và phân phối lại cho các đối tượng khác trong kênh tiếp thị. Miller & Jones (2010) cho rằng, chuỗi giá trị nông nghiệp bao gồm tất các hoạt động và các người tham gia có liên quan để đưa một sản phẩm nông nghiệp từ nhà cung cấp đầu vào, qua người trồng trọt (nông dân) để đến tay người tiêu dùng.

Trong các nghiên cứu của mình, các học giả Việt Nam cũng đã đưa ra khái niệm về chuỗi giá trị nông nghiệp, Theo Đặng Thị Huyền Anh (2017) Chuỗi giá trị nông sản (hay còn gọi là chuỗi sản xuất nông nghiệp) bao gồm tập hợp các chủ thể cung cấp các công đoạn nhằm đưa nông sản từ khâu sản xuất ngoài đồng ruộng tới sản phẩm dịch vụ cuối cùng, mỗi công đoạn đều góp phần tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm. Chuỗi giá trị nông nghiệp là tổng thể các hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản. Trong chuỗi giá trị diễn ra quá trình tương tác giữa yếu tố cần và đủ để tạo ra một hoặc nhóm hàng hóa nông sản và các hoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm này theo một phương thức nhất định. Giá trị tạo ra của chuỗi bao gồm các giá trị tạo ra và tăng thêm tại mỗi công đoạn tiếp theo của chuỗi trong quá trình đi đến sản phẩm cuối cùng (Nguyễn Văn Phận và ctg, 2017).

Vậy, Chuỗi giá trị nông nghiệp là một loạt các hoạt động từ khâu cung cấp vật tư đầu vào hoặc vốn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp để tạo ra nông sản, trải qua các công đoạn thu mua, sơ chế/chế biên, làm sạch, đóng gói và phân phối sản phẩm nông nghiệp đến tay người tiêu dùng.

Cách tiếp cận chuỗi giá trị cho phép nhìn sản phẩm không phải tại một khâu, một mắt xích cụ thể nào đó mà là tổng thể chu trình vận động của sản phẩm qua các khâu khác nhau cho đến khi đến tay người tiêu dùng. Theo phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu của tác giảKaplinsky thì có thể chia chuỗi giá trị nông nghiệp thành hai loại: chuỗi giá trị nông sản giản đơn và chuỗi giá trị Chuỗi giá trị nông sản mở rộng.

1.2.2.1. Chuỗi giá trị nông sản giản đơn

Hoạt động trong các khâu cơ bản từ điểm khởi đầu sản xuất ra nông sản đến điểm kết thúc của sản phẩm, tức bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng (từ thiết kế - sản xuất, phân phối - tiêu dùng). Chẳng hạn, hộ nông dân trồng rau xanh, sau khi thu hoạch, mang ra chợ bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Có thể trước khi đem ra bán, hộ nông dân có sơ chế rau xanh của mình bằng cách nhặt bỏ rễ, lá sâu… và rửa sơ qua bằng nước. Trong chuỗi giá trị chỉ có sự tham gia của người nông dân - người sản xuất trực tiếp và người tiêu thụ nông sản cuối cùng.

1.2.2.2. Chuỗi giá trị nông sản mở rộng

Chuỗi giá trị nông sản mở rộng được hiểu theo nghĩa chi tiết hóa hay chuyên môn hóa các hoạt động và các khâu trong chuỗi giá trị nông sản giản đơn. Mức độ chi tiết, chuyên môn hóa càng cao thì thể hiện càng nhiều bên tham gia và có liên quan đến nhiều chuỗi giá trị khác nhau.

Nguồn: tổng hợp của tác giả

Hình 1.5. Chuỗi giá trị nông sản mở rộng

Cũng giống như chuỗi giá trị nông sản giản đơn, vấn đề ở đây là những hoạt động nào và thành phần nào của chuỗi được phối hợp và có khả năng tăng giá trị. Quan trọng hơn là tác nhân nào đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi giá trị, giữ vai trò phối hợp và thúc đẩy hoạt động hiệu quả của toàn bộ chuỗi.

1.2.3. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp

Tùy theo tính chất của sản phẩm (có thể tiêu dùng ngay hay phải qua sơ chế/chế biến), vị trí của người tiêu dùng cuối cùng trên thị trường (trong vùng hay ngoài vùng, trong nước hay ngoài nước) mà số lượng các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị của sản phẩm có sự khác nhau. Ngoài ra cũng tùy tính chất của mỗi tác nhân chính trong chuỗi mà có yêu cầu các hoạt động hỗ trợ khác nhau, qua đó mức độ tham gia của các tác nhân này cũng khác nhau trong chuỗi giá trị nông sản. Cùng với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị thì vấn đề quan trọng là xác định những hoạt động, thành phần nào của chuỗi cần được hay có thể phối hợp và gia tăng giá trị cho sản phẩm cuối cùng. Điều quan trọng là phải xác định được ai đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi giá trị, ai sẽ phối hợp và thúc đẩy toàn bộ hoạt động của toàn chuỗi.

Thu mua, bán buôn Người thu gom Người bán buôn Người bán lẻ Quá trình sản xuất của người

nôngdân Người thu gom Người thu gom Người bán lẻ Người bán lẻ Sơ chế Phân phối Người thu gom Người thu gom Người tiêu dùng Quá trình sản xuất của người

nôngdân Quá trình sản xuất của người

nôngdân Quá trình sản xuất của người

Chuỗi giá trị nông sản liên quan đến các tác nhân trực tiếp như: nhà cung ứng vật tư đầu vào, người sản xuất (nông dân), thương lái địa phương, nhà chế biến, nhà bán sỉ, xuất khẩu; và các tác nhân gián tiếp như các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ công và khu vực tư nhân (Trần Tiến Khai và ctg, 2012).

Theo Nguyễn Văn Phận và ctg (2017), những tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị nông sản có thể kể đến là: Cơ sở nghiên cứu, hộ gia đình, trang trại, doanh nghiệp, thương nhân đầu mối mua tập trung sản phẩm nông sản, người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng/thành phẩm; tổ chức tài chính tín dụng như ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, các cơ sở bán lẻ, siêu thị… Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị hay cụ thể là chuỗi giá trị nông sản được thể hiện bởi mối quan hệ giữa nhà nông, nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, trong đó tổ chức tín dụng - mà chủ yếu là ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong cung ứng vốn cho nhà nông, nhà khoa học và các doanh nghiệp khác.

Nguồn: tổng hợp của tác giả Giải thích:

Các giai đoạn sản xuất/khâu:

Các tác nhân chính thực hiện các khâu trong chuỗi: Người tiêu dùng cuối cùng:

Nhà hỗ trợ chuỗi giá trị:

Một nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hải (2015) cũng đã chỉ ra các tác nhân tham gia vào chuỗi nông sản bao gồm: cơ sở nghiên cứu; hộ gia đình/trang trại; doanh nghiệp/người thu gom/thương lái; ngân hàng/quỹ tín dụng nhân dân và các cơ sở bán lẻ/siêu thị. Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản được thể hiện bởi mối quan hệ phức tạp giữa năm nhà gồm: nhà nông, nhà nước, nhà khoa học, nhà băng (ngân hàng) và nhà buôn (các đơn vị phân phối).

Nguồn: Nguyễn Thanh Hải, 2015

Hình 1.7. Mối quan hệ của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp

Trong chuỗi giá trị nông sản, sự tham gia trực tiếp vào chuỗi có thể ở công đoạn sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm thô (tươi sống), hoặc công đoạn chế biến bao gồm sơ chế và tinh chế nông sản. Tham gia vào khâu sản xuất nông nghiệp thường là những hộ nông dân, các trang trại với quy mô sản xuất rất khác nhau do điều kiện đất đai, nguồn nước và các điều kiện khác quyết định. Tham gia vào công

đoạn chế biến nông sản lại gồm nhiều hình thức khác, như chế biến thủ công, chế biến cơ giới, chế biến tự động hóa và kết hợp giữa thủ công và tự động hóa.

Điều quan trọng là giá trị gia tăng được tạo ra ở hai nhóm công đoạn trên khác nhau, thường thì ở công đoạn sản xuất nông nghiệp chỉ tạo ra giá trị gia tăng rất thấp do năng suất của ngành nông nghiệp thấp hơn so với khu vực chế tạo, quá trình sản xuất với đối tượng là cây trồng, vật nuôi là những sinh vật sống có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng, lại chịu sự ảnh hưởng của khả năng sử dụng đất đai, nguồn nước cũng như ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu, thời tiết… nên có rất nhiều hạn chế.

Ngoài ra, tại các nước đang phát triển như Việt Nam, quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ bé, tính chất sản xuất hàng hóa chưa cao, còn mang nặng tính tự cấp tự túc, lao động thủ công là chính nên năng suất lao động thấp và hạn chế, hơn nữa, khả năng thay đổi công nghệ sản xuất rất khó khăn, khả năng đầu tư vào công nghệ mới rất hạn chế; nông dân thường sản xuất theo tập quán, kinh nghiệm từ xưa đến nay, truyền từ đời này sang đời khác, lạc hậu… nên ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của sản xuất và vị thế của nông dân trong đàm phán nói chung và tham gia vào chuỗi giá trị nông sản nói riêng.

Trong khi đó, sở hữu công đoạn chế biến là những nhà đầu tư có vốn, có mục đích kinh doanh vì lợi nhuận, họ giữ bí quyết chế biến, và sử dụng nó để mưu cầu lợi nhuận. Một nhà chế biến có thể có mối quan hệ với nhiều hộ nông dân sản xuất, vì vậy họ thường mua bán với hộ nông dân theo nguyên lý “mua đứt, bán đoạn”. Sự chia sẻ lợi ích giữa hai công đoạn sản xuất và chế biến là hết sức khó khăn và luôn ẩn chứa những mâu thuẫn, đôi khi nảy sinh quan hệ đối kháng, bất hợp tác.

Sự hợp nhất giữa hai nhóm công đoạn nói trên tạo ra mối liên kết dọc và là điều kiện tiên quyết của sự hình thành và phát triển chuỗi giá trị nông sản.

Vậy, tác nhân tham gia chuỗi nông sản là những người thực hiện các chức năng của các khâu trong chuỗi, ví dụ như nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất, nông dân sản xuất nông sản, thương lái vận chuyển hàng hóa,.... Ngoài ra, còn có các “Nhà hỗ trợ chuỗi giá trị” với nhiệm vụ hỗ trợ giúp phát triểnchuỗi bằng cách tạo điều kiện nâng cấp chuỗi giá trị như: ngân hàng, các sở ngành có liên quan,...

Người vận hành chuỗi là các doanh nghiệp thực hiện những chức năng cơ bản của chuỗi giá trị. Những người vận hành điển hình là nhà vườn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các công ty công nghiệp, các nhà xuất khẩu, các nhà bán buôn và các nhà bán lẻ. Họ có một điểm chung là tại một khâu nào đó trong chuỗi giá trị, họ sẽ trở thành người chủ sở hữu của sản phẩm (nguyên liệu thô, bán thành phẩm hay thành phẩm).

Người hỗ trợ chuỗi giá trị: là những người tạo điều kiện giúp chuỗi phát triển như: chính quyền địa phương các cấp; các tổ chức phi chính phủ, viện/trường nghiên cứu và các dịch vụ hỗ trợ đại diện cho lợi ích chung của các chủ thể trong chuỗi.

1.3. Cơ sở lý luận về cho vay chuỗi giá trị

1.3.1. Khái niệm cho vay của ngân hàng thương mại

Theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 định nghĩa cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Vậy, cho vay được hiểu là một nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương mại. Trong đó ngân hàng thương mại sẽ cho người đi vay, vay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu dùng. Khi đến hạn người đi vay phải hoàn trả vốn và tiền lãi. Ngân hàng kiểm soát được người đi vay, kiểm soát được quá trình sử dụng vốn. Người đi vay có ý thức trả nợ cho nên bắt buộc họ phải quan tâm đến việc sử dụng làm sao có hiệu quả để hoàn trả nợ vay. Trong cho vay thì mức độ rủi ro rất lớn, không thu hồi được vốn vay hoặc trả không hết hoặc không đúng hạn…do chủ quan hoặc khách quan. Do đó khi cho vay các ngân hàng cần sử dụng các biện pháp bảo đảm vốn vay: thế chấp, cầm cố,…

1.3.2. Khái niệm cho vay chuỗi giá trị

Theo Miller & Jones (2010), cho vay chuỗi giá trị là các luồng vốn và các thoả thuận tài chính giữa nội bộ chuỗi giá trị hoặc những thỏa thuận tài chính giữa bên trong chuỗi và bên ngoài chuỗi liên kết. Nói một cách khác, đó là bất kỳ hoặc tất cả các dịch vụ tài chính, sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ cho một chuỗi giá trị. Đây có thể là sự tài trợ nội bộ trực tiếp từ một trong những thành viên chuỗi giá trị hoặc từ một tổ

Khúc Thế Anh và Đào Thị Thu Trang khi nghiên cứu về Thực hiện chính sách cho vay phát triển chuỗi sản phẩm nông nghiệp theo định hướng của Chính phủ qua hệ thống ngân hàng đã trích dẫn các quan điểm về cho vay theo chuỗi sản phẩm trong nông nghiệp: Theo Rodolfo Quirós (2006) thì cho vay đối với chuỗi sản phẩm nông nghiệp là việc các tổ chức tín dụng hỗ trợ vốn hoặc các dịch vụ khác tới một mắt xích hoặc toàn bộ khâu sản xuất và cung ứng sản phẩm nông nghiệp của hộ sản xuất hoặc doanh nghiệp. Hoạt động này có thể xuất phát từ bản thân một chuỗi sản phẩm: các tổ chức tín dụng chỉ hỗ trợ đối với quá trình sản xuất – tiêu thụ của các nông hộ đến các nhà máy; hoặc đến các mắc xích khác nhau có thể tham gia vào quá trình sản xuất – đóng gói – tiêu thụ các sản phẩm liên quan đến nông nghiệp. Quan điểm của Hartwich và ctg (2010) khi nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp của Nigieria cho rằng cho vay đối với các sản phẩm nông nghiệp là việc hệ thống ngân hàng tài trợ đối với một hệ thống các sản phẩm cần thiết cho đầu vào của ngành nông nghiệp như: công nghiệp đầu vào (tài sản lưu động, đất đai và máy móc thiết bị), chi phí cho khâu sản xuất (chi phí vận hành, chi phí mua nguyên vật liệu,...), giai đoạn 1 và 2 của quá trình sản xuất (vốn lưu động ròng – chủ yếu dưới dạng các khoản ứng trước cho người cung cấp, máy móc thiết bị, đất đai, tài sản cố định...) và cấp vốn cho người bao tiêu sản phẩm.

Cho vay chuỗi giá trị là mối quan hệ tài chính giữa hai hoặc nhiều chủ thể trong chuỗi giá trị. Việc cho vay chuỗi giá trị là một cách để giảm rủi ro tài chính bằng cách tạo ra một thị trường bảo đảm cho nông dân sản xuất và cho phép họ có được tín dụng từ các tổ chức tài chính. Do đó, việc đánh giá chuỗi giá trị hiệu quả và có hiệu quả có thể được đánh giá bằng khả năng cho phép các chủ thể trong chuỗi tối ưu hoá đầu tư tài chính, phân bổ nguồn lực cho việc mở rộng năng lực (Miller &

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)