Định hướng phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 112)

9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

3.2. Định hướng phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

3.2.1. Định hướng chung

Tỉnh Ninh Thuận xác định ưu tiên chuyển dịch cơ cầu theo hướng tăng tỷ trong của cây ăn quả, cây công nghiệp và cây rau đậu; giảm tỷ trọng cây lương thực. Chú trọng phát triển các ngành hàng có lợi thế cạnh tranh vao và trung bình (nho, táo, tỏi, nha đam, măng tây, mía, sắn; giống lúa, ngô); nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu, gắn kết với tiêu thụ và từng bước mở rộng thị trường cho xuất khẩu.

Đến năm 2020, quy hoạch được các vùng chuyên canh và xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng như: hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao và công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng chuỗi giá trị ngành

hàng, phát triển liên kết giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ đối với các cây trồng có lợi thế; các doanh nghiệp hoặc trang trại có thể ứng dụng công nghệ cao đồng bộ, các nông hộ có liên kết theo vùng ứng dụng công nghệ cao ở mức độ phù hợp.

3.2.2. Định hướng chi tiết đối với các nhóm ngành hàng

* Đối với cây ăn quả:

- Mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, ưu tiên trồn nho, táo phù hợp với quy hoạch theo nhu cầu thị trường. Phát triển vùng sản xuất nho, táo sản xuất theo quy trình chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Hỗ trợ các hợp tác xã sản xuất nho, táo; tìm kiếm và phát triển thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ nho, táo tại các hệ thống siêu thị tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; đẩy mạnh quảng bá chỉ dẫn địa lý nho và nhãn hiệu tập thể táo Ninh Thuận;

- Đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng ưu tiên phát triển các mô hình trang trại, hợp tác xã trồng nho, táo. Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất nho, táo hình thành các hợp tác xã. Phát triển liên kết sản xuất – tiêu thụ giữa các hộ sản xuất, trang trại, hợp tác xã với doanh nghiệp thu mua, bảo quản, chế biến và kinh doanh nho, táo;

* Đối với cây rau, đậu, gia vị:

- Duy trì ổn định diện tích trồng rau, đậu, cây gia vị các loại; rà soát, chuyển đổi mô một phần diện tích đất lúa nước kém hiệu quả sang phát triển rau, đậu, cây gia vị các loại. Mở rộng vùng trồng rau an toàn, tỏi làm nguyên liệu cho sản xuất, chế biến dược phẩm như tỏi đen theo nhu cầu thị trường;

- Khuyến khích thành lập tổ hợp tác/hợp tác xã sản xuất rau an toàn, tỏi; nâng cao năng lực về quản lý, tổ chức sản xuất và tiếp thị sản phẩm cho các tổ, nhóm, hợp tác xã trồng rau an toàn, tỏi; hỗ trợ các hợp tác xã tìm kiếm thị trường, liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm;

- Tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm rau, gia vị;

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật giúp cải thiện hiệu quả xản xuất rau, gia vị, đậu gồm xây dựng và áp dụng quy trình trồng rau an toàn (hiện đã có quy trình cho 11 loại rau), áp dụng tưới tiết kiệm nước, riêng hành, tỏi trồng theo tiêu chuẩn

VietGap. Tăng cường tập huấn kỹ thuật sản xuất rau theo tiêu chuẩn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sản xuất và hợp tác xã.

* Đối với cây lương thực:

Ưu tiên phát triển giống cây lương thực (giống lúa, giống ngô), mở rộng diện tích giống cây lương thực phù hợp với quy hoạch theo nhu cầu thị trường. Đổi mới tổ chức sản xuất giống cây lương thực theo hướng các trang trại, hợp tác xã liên kết sản xuất, tiêu thụ với các doanh nghiệp/trung tâm giống cây trồng. Thu hút các doanh nghiệp, viện nghiên cứu giống cây trồng tham gia nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh giông cây trồng trên địa ban tỉnh; xây dựng và nhân rộng mô hình cánh đồng lớn trong sản xuất giống cây lương thực;

* Đối với cây công nghiệp, cây có củ và các loại cây khác:

- Tổ chức sản xuất cây công nghiệp theo hướng hộ sản xuất nhỏ liên kết với doanh nghiệp sản xuất, chế biến.

- Giảm diện tích gieo trồng sắn tại các khu vực kém hiệu quả, chuyển đổi diện tích trồng sắn không hiệu quả sang các cây trồng mới hoặc cây trồng làm thức ăn chăn nuôi; Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (giống, canh tác, tưới nước tiết kiệm) để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; Tổ chức sản xuất theo hướng hộ sản xuất, trang trại liên kết theo hợp đồng nông sản với doanh nghiệp chế biến tinh bộ.

- Nghiên cứu, phát triển diện tích trồng một số cây trồng mới, có tiềm năng kinh tế cao như măng tây, nha đam; Áp dụng quy trình kỹ thuận trồng phù hợp để nâng cao năng suất, chất lượng; Tổ chức sản xuất theo hướng hộ sản xuất liên kết với doanh nghiệp chế biến nha đam, măng tây.

3.3. Định hướng phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông lâm thủy sảntrên địa bàn tỉnh Ninh Thuận thủy sảntrên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh giai đoạn 2016-2020, đồng thời để thực hiện tốt nhiệm vụ mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng, triển khai thực hiện tốt các chính sách, chương trình tín dụng trọng điểm, tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và nhu cầu vốn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành Ngân hàng Ninh Thuận định hướng tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2016-2020 đạt 20 -

30.000 tỷ đồng với mức tăng trưởng bình quân 25,74% và tăng 150% so với giai đoạn 2011-2015. Dư nợ cho vay ngành NLTS đạt 9.000 tỷ đồng, chiếm 30% trong tổng dư nợ với tổc độ tăng trưởng bình quân 33,9% và tăng 221,43% so với giai đoạn hiện tại.

Bảng 3.1. Định hướng đầu tư tín dụng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020

TT Chỉ tiêu Kế hoạch 2016-2020 % tăng so với thực hiện 2011-2015 Giá trị (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng bình quân (%)

I Doanh số cho vay 150.000 10,76

II Doanh số thu nợ 132.000 10,53

III Dư nợ 30.000 25,74 150,00

1 Phân theo ngành kinh tế

1.1 Nông nghiệp-thủy sản 9.000 33,90 221,43

1.2 Công nghiệp-xây dụng 10.000 25,74 150,00

1.3 Thưong mại-dịch vụ 9.000 22,47 125,00

1.4 Tiêu dùng 2.000 13,62 66,67

2 Phân theo loại hình kinh tế

2.1 Doanh nghiệp Nhà nước 500 00,00

2.2 Công ty cổ phần, TNHH, DNTN 15.000 163,16

2.3 Kinh tế tập thể, HTX 100 100,00

2.4 Cá nhân 14.400 150,43

3 Phân theo TCTD cho vay

3.1 NHTM nhà nước 20.000 119,78

3.2 NHTM cổ phần 7.500 435,71

3.3 NH chính sách xã hội 2.400 67,83

3.4 QTDND 100 42,86

Nguồn: Báo cáo NHNN Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận

3.4. Các giải pháp mở rộng cho vay của ngân hàng đối với chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Để hoạt động cho vay đối với chuỗi giá trị nông nghiệp đạt hiệu quả thì đòi hỏi phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng để phát huy những mặt tích cực của các nhân tố, hạn chế được các mặt tiêu cực từ đó nâng cao hiệu quả cho vay.Từ thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị trông nông nghiệp của tỉnh Ninh Thuận, cùng với những chính sách, định hướng phát triển ngành nông nghiệp của Chính phủ, của NHNN và của tỉnh Ninh Thuận; căn cứ cơ sở lý luận được đề cập tại chương 1, luận văn đưa ra một số giải pháp đối với các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho

vay của ngân hàng đối với chuỗi giá trị nông nghiệp là: (1) Nhóm nhân tố về chính sách của Nhà nước, (2) Nhóm nhân tố liên quan đến các NHTM, (3) Nhóm nhân tố về đặc điểm của các tác nhân tham gia chuỗi.

3.4.1. Giải pháp đối với nhóm nhân tố về chính sách của Nhà nước

* Cần có những chính sách riêng đối với việc xây dựng và phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp

Cần tổ chức xây dựng và quản lý các quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn, sử dụng đất, thực hiện chính sách giao đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất tạo thuận lời cho các hoạt động cho vay, thế chấp trong tín dụng nông thôn. Cần có cơ chế tạo thuận lợi cho việc dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, cho thuê, giao đất, góp đất,... hình thành những quỹ đất đủ lớn và cho phép đầu tư tập trung chuyên doanh lâu dài, ổn định; đồng thời, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông; có những quy định riêng về chính sách hỗ trợ phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng nguyên liệu; có những ưu đãi để khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn như chính sách về hỗ trợ chi phí mua giống cây trồng; hỗ trợ kinh phí thuốc bảo vệ thực vật, công lao động để bảo vệ thực vật; hỗ trợ tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật.

Nhà nước cần có một số chính sách liên quan đến doanh nghiệp tham gia liên kết như giảm và miễn tối đa các phí, thuế, khấu trừ thuế GTGT cho nguyên liệu vật tư thiết yếu có liên quan cho doanh nghiệp đầu tư vào chuỗi giá trị. Hiện nay, doanh nghiệp thì nhiều nhưng tham gia vào chuỗi liên kết còn ít là do thiếu chính sách đầu tư. Khi thiếu chính sách thì sau một thời gian liên kết, doanh nghiệp và nông dân sẽ xảy ra mâu thuẫn, dẫn đến vỡ liên kết. Ngoài ra, Nhà nước cần có dự báo chiến lược sản xuất các sản phẩm nông sản để có biện pháp đồng bộ từ tổ chức nông dân sản xuất đến việc tạo thị trường. Không nên để mặc cho dân tự phát sản xuất, dẫn đến sự tồn đọng hàng hóa. Trong chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững thị trường hết sức quan trọng, không có thị trường thì khó tổ chức sản xuất. Đối với thị trường trong nước, chính sách thuế cần bình đẳng giữa các sản phẩm nông sản có thương hiệu và không thương hiệu. Đối với thị trường nước ngoài, vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị này là cực kỳ quan trọng. Đầu tư cho doanh nghiệp tìm được thị trường là Nhà

Cần đổi mới cơ chế, chính sách quản lý đối với khoa học, kỹ thuật và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân theo hướng: Tổ chức, huy động lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ về nông thôn, cùng với bà con nông dân, các doanh nghiệp, các tổ chức khuyến nông, các tổ chức chính trị, xã hội giải quyết các vấn đề về giống, công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch, phát triển công nghiệp và dịch vụ, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ cũng như các cơ quan chuyển giao, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ ở nông thôn được bảo đảm thỏa đáng về lợi ích, được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Khuyến khích việc ký kết hợp đồng giữa các cơ quan khoa học, kỹ thuật và công nghệ với các chủ thể trong nông nghiệp. Bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ giữa khoa học, kỹ thuật và công nghệ với sản xuất, kinh doanh bằng các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.

* Có cơ chế riêng đối với cho vay theo chuỗi giá trị

Cần ban hành chính sách riêng về cho vay theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm nông nghiệp để có những qui định phù hợp hơn trong phát triển chuỗi giá trị nông sản như: về thời gian cho vay, có thể qui định riêng phù hợp với thời gian thu hoạch hoặc mùa vụ của từng loại cây để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất của nông dân; có những phương thức cho vay phù hợp với nhu cầu của từng tác nhân tham gia chuỗi như: cho vay trước thu hoạch (gồm cho vay người cung ứng nguyên liệu đầu vào hoặc cho người nông dân trực tiếp vay), hay cho thế chấp bằng hàng hóa, động sản (cho vay thương lái và chế biến), hoặc cũng có thể dưới hình thức tài trợ thương mại (phục vụ quá trình tiêu thụ, phân phối các sản phẩm nông nghiệp).

* Có chính sách khuyến khích các TCTD tham gia cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp

NHNN cần tạo thêm những ưu đãi đối với các NHTM tham gia cho vay theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp thông qua việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM có dư nợ cho vay NN&PTNT chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế nhằm hỗ trợ các ngân hàng mở rộng quy mô cho vay NN&PTNT, cũng như giảm chi phí sử dụng vốn đối với các NHTM nhằm giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực này; thông qua công cụ tái cấp vốn để bổ sung nguồn vốn cho các NHTM. Ngoài ra, cần có quy

chế đặc thù liên quan đến phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và cơ chế xử lý rủi ro đối với các khoản tín dụng phục vụ phát triển cho vay theo chuỗi giá trị. Nếu rủi ro là khách quan, khi thiên tai, dịch bệnh diện rộng, Chính phủ cần chỉ đạo các địa phương khoanh nợ, giãn nở, cho vay tiếp để tái tạo sản xuất, duy trì khả năng trả nợ và ổn định cuộc sống.

Xây dựng chính sách khuyến khích các TCTD mở rộng mạng lưới đến địa bàn nông thôn, đặc biệt vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn. Trong những năm qua, NHNN cũng đã quan tâm phát triển các tổ chức tài chính quy mô nhỏ, tuy nhiên do nhiều đặc thù, việc phát huy chức năng vai trò của các tổ chức này trên thị trường tài chính nông thôn còn nhiều hạn chế. Khi thị trường tín dụng chính thức tại khu vực nông thôn còn chậm phát triển thị thị trường “tín dụng đen” lại mở rộng, làm mất ổn định tình hình kinh tế địa phương. Chính vì vậy, NHNN cần có cơ chế khuyến khích các NHTM mở rộng mạng lưới tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa bên cạnh đó cần tiếp tục phát triển có hiệu quả các tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Cùng với đó là ban hành quy chế giám sát, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức này.

* Có chính sách phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp

Một yếu tố quan trọng để các NHTM có thể mạnh dạn cho vay đối với các dự án nông nghiệp chính là vấn đề giảm thiểu các rủi ro đối với các khoản vay của các TCTD trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp. Hơn 74,8% dân số Việt Nam sống ở khu vực nông thôn và nông nghiệp vẫn là nguồn sống chính của họ. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp ở Việt Nam lại bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những rủi ro về thời tiết (hạn hán, lũ lụt) và dịch bệnh. Rủi ro mất vốn cao do những đặc thù của sản xuất nông nghiệp, trong khi lại chưa có thị trường bảo hiểm nông nghiệp phát triển đã làm nản lòng các NHTM khi tham gia vào thị trường tài chính nông thôn. Do đó, để các NHTM “nhiệt tình” tham gia cho vay đối với các dự án nông nghiệp, cần phải phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp. Để từng bước phát triển khu vực thị trường này, trước hết, Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ cho cả doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cũng như hỗ trợ phí bảo hiểm cho người dân. Về phía các NHTM, để giảm thiểu rủi ro cho bản thân, các NHTM cũng cần có chính sách hỗ trợ như giảm lãi đối với khách hàng có tham gia bảo hiểm nông nghiệp để

chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội trong việc tuyên truyền vận động thu hút đông đảo người dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp sẽ là rất cần thiết để xây dụng một thị trường bảo hiểm nông nghiệp phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)