Cho vay từ các nguồn bên ngoài chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 47 - 48)

9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.3.3.2. Cho vay từ các nguồn bên ngoài chuỗi giá trị

Một hạn chế chung trong ba mô hình tài chính bên trong chuỗi giá trị là cơ hội cho các khoản đầu tư hạn chế và hạn chế sự phát triển và mở rộng của chuỗi. Điều này đặc biệt đúng đối với tín dụng thương nhân và hợp đồng bao tiêu, trong đó tài chính nói chung là dành cho các khoản vay ngắn hạn (ví dụ như cho sản xuất hoặc vốn lưu động) chứ không phải là vay dài hạn (ví dụ như mua tài sản cố định). Tiếp cận tài chính từ bên ngoài, dù là từ các ngân hàng hay một số tổ chức phi ngân hàng, sẽ mở rộng và tăng cường chuỗi bằng cách giải phóng nguồn lực có thể được sử dụng cho các khoản đầu tư vào thủy lợi, nhà kính hoặc các kho lưu trữ. Một số phương thức cho vay từ bên ngoài chuỗi thường được các định chế tài chính sử dụng gồm: i) cho vay đối với doanh nghiệp đầu mối của chuỗi giá trị; ii) cho vay đối với các tổ chức nông dân hoặc hợp tác xã; iii) tài chính phi chính thức hoặc bán chính thức; iv) tài trợ các tổ chức tài chính vi mô, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các tổ chức trung gian tài chính phi ngân hàng khác; và v) tài chính có cấu trúc.

Các ngân hàng, luôn muốn giảm thiểu rủi ro và chi phí và vì vậy chỉ chỉ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp thông qua cách tiếp cận chuỗi giá trị. Thậm chí sau đó, họ không thường trực tiếp cho các nhà sản xuất nhỏ trong chuỗi vay mà cho vay thông qua các doanh nghiệp đầu mối của chuỗi vì ngân hàng cho rằng, các doanh nghiệp đầu mối trong chuỗi sẽ có nhiều hiểu biết về các rủi ro liên quan. Các doanh nghiệp đầu mối của chuỗi như: những công ty nông nghiệp lớn hoặc (như trong mô hình hợp đồng bao tiêu) có thể vay từ các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu sản xuất của người nông dân.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp nông nghiệp không phải lúc nào cũng sẵn sàng cho vay ngay cả khi họ ký hợp đồng mua bán với các tổ chức nông dân. Trong

trường hợp này, các tổ chức hoặc hợp tác xã này sẽ vay từ các ngân hàng vì họ có thể thế chấp ngân hàng bằng các hợp đồng bán hàng của họ. Điều tương tự cũng đúng đối với phương thức chứng từ lưu kho, các tổ chức nông dân có thể cung cấp hóa đơn của họ để thế chấp hoặc cầm cố.

Một số ngân hàng cũng cho vay đối với các bên trung gian không chính thức hoặc bán chính thức (ví dụ: thương nhân, nhà cung cấp đầu vào, người cho vay tư nhân), tổ chức tài chính vi mô và NGOs và các tổ chức này sẽ cho các nông dân sản xuất qui mô nhỏ và các doanh nghiệp nông nghiệp vay lại.

Tài chính có cấu trúc là một hình thức tài trợ rộng rãi hơn vì nó có thể bao gồm mọi khía cạnh của sản xuất, nghĩa là từ hạt giống đến thành phẩm, bao gồm các yêu cầu về tài chính cho chế biến và tiếp thị. Tuy nhiên, chỉ có các tổ chức tài chính, có kiến thức về một doanh nghiệp nông nghiệp cũng như hiểu rõ về tất cả các bên trong chuỗi đó, sẽ tham gia vào một kế hoạch tài chính như vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)