Chuỗi sản phẩm nông sản đặc thù của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 70 - 72)

9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

2.2.1.1. Chuỗi sản phẩm nông sản đặc thù của tỉnh

Từ năm 2011, với sự tài trợ của Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp (IFAD) - 1.000,0 2.000,0 3.000,0 4.000,0 5.000,0 6.000,0 7.000,0 2011 2012 2013 2014 2015

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Theo giá hiện hành Giá giá so sánh 2010

dựng và phát triển 8 chuỗi giá trị cho các sản phẩm đặc thù gồm Táo, Nho, Tỏi, Chuối, Bò, Heo đen, Dê và Cừu. Tham gia các chuỗi giá trị này gồm 10 doanh nghiệp liên kết sản xuất với 992 hộ nông dân và ký kết 307 hợp đồng liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm với 58 hợp đồng nhóm và 249 hợp đồng đối với cá nhân mỗi hộ. Các doanh nghiệp cam kết thu mua nông sản của bà con nông dân với giá bằng, hoặc cao hơn giá thị trường từ 1% đến 3% (báo cáo Trung tâm Khuyến Công Ninh Thuận, 2016). Trong mô hình chuỗi giá trị các sản phẩm đặc thù của tỉnh chuỗi giá trị được thực hiện theo 5 khâu trước khi đến người tiêu dùng cuối cùng, ở mỗi khâu có những tác nhân chính tham gia. Cụ thể, tác nhân chính tham gia ở khâu đầu vào là các nhà cung ứng vật tư đầu vào cho nông nghiệp như cơ sở sản xuất giống cây trồng, các đại lý phân bón, thuốc trừ sâu. Tác nhân chính trong khâu sản xuất nông nghiệp là người nông dân. Tham gia khâu chế biến, tùy theo kênh phân phối, tác nhân có thể là các công ty chế biến hoặc các chủ vựa trong tỉnh, nếu nông sản được thu mua để chế biến thành những sản phẩm như rượu, mứt,.. thì tác nhân chính của khâu này sẽ là công ty chế biến; nếu tiêu thụ trực tiếp nông sản thì tác nhân tham gia khâu này sẽ là các chủ vựa thực hiện công việc như làm sạch, phân loại, đóng gói, đóng thùng,... Trong khâu thu gom các nông sản đặc thù, tác nhân chính tham gia là các thương lái, chủ các vựa trong tỉnh. Thương mại là khâu có nhiều tác nhân tham gia nhất gồm chủ vựa trong tỉnh, chủ vựa ngoài tỉnh, người bán lẻ trong tỉnh và người bán lẻ ngoài tỉnh.

Ngoài ra, tham gia chuỗi còn có những cơ quan thực hiện các hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ chuỗi như Dự án Tam nông, Trung tâm khuyến nông thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh, các ngân hàng. Dự án Tam nông sẽ hỗ trợ các hoạt động xây dựng, duy trì và nâng cấp chuỗi, làm đầu mối trong việc tài trợ vốn của các Tổ chức phi chính phủ. Trung tâm khuyến nông tỉnh thực hiện việc hỗ trợ người trồng xây dựng mô hình VietGap cho nông sản với các lớp tập huấn, khuyến khích người nông dân tham gia sản xuất theo mô hình này bằng cách hỗ trợ 50% chi phí vật tư nông nghiệp. Bên cạnh đó, Trung tâm còn thường xuyên tổ chức tập huấn, chuyển giao các kỹ thuật trồng trọt cho nông dân, hỗ trợ nông dân cách xử lý khi phát hiện những dịch bệnh lạ trên cây trồng. Ngân hàng thực hiện việc hỗ trợ cho các tác nhân trong chuỗi vay vốn theo các chủ trương, chính sách của Nhà nước.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Giải thích hình:

Các giai đoạn sản xuất/khâu:

Các tác nhân chính thực hiện các khâu trong chuỗi: Người tiêu dùng cuối cùng:

Nhà hỗ trợ chuỗi giá trị:

Hình 2.3. Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp đặc thù tỉnh Ninh Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)