Chính sách cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 97 - 98)

9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

2.4.2.3. Chính sách cho vay

Các NHTM dụng qui chế cho vay theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, căn cứ theo đó mỗi NHTM sẽ ban hành quy trình cụ thể của ngân hàng mình. Đối với cho vay theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh, các ngân hàng không cho vay trực tiếp đến người nông dân mà cho vay thông qua các doanh nghiệp đầu mối vì vậy hộ nông dân sẽ không được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách cho vay theo chuỗi giá trị. Qua phỏng vấn trực tiếp Lãnh đạo Agribank Ninh Thuận cho biết nếu nông dân tham gia chuỗi giá trị có hợp đồng bao tiêu sản phẩm thì vẫn có thể được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo chương trình tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn nhưng nông dân phải có tài sản thế chấp.

Thủ tục cho vay hiện nay tại các NHTM vẫn còn rườm rà, nhiều loại giấy tờ gây khó khăn cho khách hàng trong khi các tác nhân tham gia chuỗi giá trị trên địa bàn Ninh Thuận chủ yếu là hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất và nông dân nên còn hạn chế trong việc thiết lập các loại giấy tờ, thủ tục như phương án sản xuất, dự án kinh doanh, hợp đồng thế chấp,... Việc đi lại để làm thủ tục liên quan đến các ban ngành như Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, UBND các cấp còn nhiều khâu nên tạo tâm lý lo lắng và ngại tiếp xúc cho người dân. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như hạn mức tín dụng, lãi suất,... cũng ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng vốn của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp.

2.4.3. Nhóm nhân tố về chính sách của Nhà nước

Như đã trình bày ở trên, hiện nay Chính phủ đang có nhiều chính sách tín dụng để phát triển nông nghiệp, nông thôn, ngoài chương trình cho vay theo chuỗi giá trị như đã phân tích thực trạng ở trên, theo báo cáo năm 2016 của NHNN, các NHTM tại Ninh Thuận còn triển khai các chương trình tín dụng hỗ trợ nông nghiệp như:

Chương trình tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 10/2015/TT-NHNN của NHNN, doanh số cho vay năm 2016 đạt 7.233 tỷ đồng, chiếm 27,48% tổng doanh số cho vay trên địa bàn tỉnh, dư nợ tín dụng đạt 4.236 tỷ đồng/40.965 lượt khách hàng

Cho vay theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với doanh số cho vay của các TCTD trên địa bàn đối với 47 xã năm 2016 đạt 2.577 tỷ đồng, tăng 425 tỷ đồng (+19,75%) so với năm 2015, chiếm 9,79% tổng doanh số cho vay trên địa bàn tỉnh. Dư nợ đến cuối năm 2016 đạt 3.210 tỷ đồng/102.372 KH, chiếm 21,67% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh.

Cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, doanh số cho vay luỹ kế từ đầu chương trình đạt 105,35 tỷ đồng. Dư nợ đạt 97 tỷ đồng/01 khách hàng với số lãi hỗ trợ trong năm 2016 là 4,614 tỷ đồng, lãi hỗ trợ luỹ kế từ đầu chương trình là 26,237 tỷ đồng.

Các chính sách này sẽ hỗ trợ cho ngành nông nghiệp từ khâu đầu tư, sản xuất cho đến khâu thu hoạch, tiêu thụ qua đó góp phần giảm thiểu chi phí, quản trị được rủi ro nâng cao năng suất, sản lượng. Từ đó cho thấy, nếu Nhà nước ban hành những chính sách kịp thời, các cấp, ngành triển khai đúng mục tiêu, đúng đối tượng sẽ góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ, phát triển ngành nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)