Chuỗi giá trị nông sản mở rộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 33 - 38)

9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.2.2.2. Chuỗi giá trị nông sản mở rộng

Chuỗi giá trị nông sản mở rộng được hiểu theo nghĩa chi tiết hóa hay chuyên môn hóa các hoạt động và các khâu trong chuỗi giá trị nông sản giản đơn. Mức độ chi tiết, chuyên môn hóa càng cao thì thể hiện càng nhiều bên tham gia và có liên quan đến nhiều chuỗi giá trị khác nhau.

Nguồn: tổng hợp của tác giả

Hình 1.5. Chuỗi giá trị nông sản mở rộng

Cũng giống như chuỗi giá trị nông sản giản đơn, vấn đề ở đây là những hoạt động nào và thành phần nào của chuỗi được phối hợp và có khả năng tăng giá trị. Quan trọng hơn là tác nhân nào đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi giá trị, giữ vai trò phối hợp và thúc đẩy hoạt động hiệu quả của toàn bộ chuỗi.

1.2.3. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp

Tùy theo tính chất của sản phẩm (có thể tiêu dùng ngay hay phải qua sơ chế/chế biến), vị trí của người tiêu dùng cuối cùng trên thị trường (trong vùng hay ngoài vùng, trong nước hay ngoài nước) mà số lượng các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị của sản phẩm có sự khác nhau. Ngoài ra cũng tùy tính chất của mỗi tác nhân chính trong chuỗi mà có yêu cầu các hoạt động hỗ trợ khác nhau, qua đó mức độ tham gia của các tác nhân này cũng khác nhau trong chuỗi giá trị nông sản. Cùng với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị thì vấn đề quan trọng là xác định những hoạt động, thành phần nào của chuỗi cần được hay có thể phối hợp và gia tăng giá trị cho sản phẩm cuối cùng. Điều quan trọng là phải xác định được ai đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi giá trị, ai sẽ phối hợp và thúc đẩy toàn bộ hoạt động của toàn chuỗi.

Thu mua, bán buôn Người thu gom Người bán buôn Người bán lẻ Quá trình sản xuất của người

nôngdân Người thu gom Người thu gom Người bán lẻ Người bán lẻ Sơ chế Phân phối Người thu gom Người thu gom Người tiêu dùng Quá trình sản xuất của người

nôngdân Quá trình sản xuất của người

nôngdân Quá trình sản xuất của người

Chuỗi giá trị nông sản liên quan đến các tác nhân trực tiếp như: nhà cung ứng vật tư đầu vào, người sản xuất (nông dân), thương lái địa phương, nhà chế biến, nhà bán sỉ, xuất khẩu; và các tác nhân gián tiếp như các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ công và khu vực tư nhân (Trần Tiến Khai và ctg, 2012).

Theo Nguyễn Văn Phận và ctg (2017), những tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị nông sản có thể kể đến là: Cơ sở nghiên cứu, hộ gia đình, trang trại, doanh nghiệp, thương nhân đầu mối mua tập trung sản phẩm nông sản, người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng/thành phẩm; tổ chức tài chính tín dụng như ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, các cơ sở bán lẻ, siêu thị… Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị hay cụ thể là chuỗi giá trị nông sản được thể hiện bởi mối quan hệ giữa nhà nông, nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, trong đó tổ chức tín dụng - mà chủ yếu là ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong cung ứng vốn cho nhà nông, nhà khoa học và các doanh nghiệp khác.

Nguồn: tổng hợp của tác giả Giải thích:

Các giai đoạn sản xuất/khâu:

Các tác nhân chính thực hiện các khâu trong chuỗi: Người tiêu dùng cuối cùng:

Nhà hỗ trợ chuỗi giá trị:

Một nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hải (2015) cũng đã chỉ ra các tác nhân tham gia vào chuỗi nông sản bao gồm: cơ sở nghiên cứu; hộ gia đình/trang trại; doanh nghiệp/người thu gom/thương lái; ngân hàng/quỹ tín dụng nhân dân và các cơ sở bán lẻ/siêu thị. Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản được thể hiện bởi mối quan hệ phức tạp giữa năm nhà gồm: nhà nông, nhà nước, nhà khoa học, nhà băng (ngân hàng) và nhà buôn (các đơn vị phân phối).

Nguồn: Nguyễn Thanh Hải, 2015

Hình 1.7. Mối quan hệ của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp

Trong chuỗi giá trị nông sản, sự tham gia trực tiếp vào chuỗi có thể ở công đoạn sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm thô (tươi sống), hoặc công đoạn chế biến bao gồm sơ chế và tinh chế nông sản. Tham gia vào khâu sản xuất nông nghiệp thường là những hộ nông dân, các trang trại với quy mô sản xuất rất khác nhau do điều kiện đất đai, nguồn nước và các điều kiện khác quyết định. Tham gia vào công

đoạn chế biến nông sản lại gồm nhiều hình thức khác, như chế biến thủ công, chế biến cơ giới, chế biến tự động hóa và kết hợp giữa thủ công và tự động hóa.

Điều quan trọng là giá trị gia tăng được tạo ra ở hai nhóm công đoạn trên khác nhau, thường thì ở công đoạn sản xuất nông nghiệp chỉ tạo ra giá trị gia tăng rất thấp do năng suất của ngành nông nghiệp thấp hơn so với khu vực chế tạo, quá trình sản xuất với đối tượng là cây trồng, vật nuôi là những sinh vật sống có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng, lại chịu sự ảnh hưởng của khả năng sử dụng đất đai, nguồn nước cũng như ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu, thời tiết… nên có rất nhiều hạn chế.

Ngoài ra, tại các nước đang phát triển như Việt Nam, quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ bé, tính chất sản xuất hàng hóa chưa cao, còn mang nặng tính tự cấp tự túc, lao động thủ công là chính nên năng suất lao động thấp và hạn chế, hơn nữa, khả năng thay đổi công nghệ sản xuất rất khó khăn, khả năng đầu tư vào công nghệ mới rất hạn chế; nông dân thường sản xuất theo tập quán, kinh nghiệm từ xưa đến nay, truyền từ đời này sang đời khác, lạc hậu… nên ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của sản xuất và vị thế của nông dân trong đàm phán nói chung và tham gia vào chuỗi giá trị nông sản nói riêng.

Trong khi đó, sở hữu công đoạn chế biến là những nhà đầu tư có vốn, có mục đích kinh doanh vì lợi nhuận, họ giữ bí quyết chế biến, và sử dụng nó để mưu cầu lợi nhuận. Một nhà chế biến có thể có mối quan hệ với nhiều hộ nông dân sản xuất, vì vậy họ thường mua bán với hộ nông dân theo nguyên lý “mua đứt, bán đoạn”. Sự chia sẻ lợi ích giữa hai công đoạn sản xuất và chế biến là hết sức khó khăn và luôn ẩn chứa những mâu thuẫn, đôi khi nảy sinh quan hệ đối kháng, bất hợp tác.

Sự hợp nhất giữa hai nhóm công đoạn nói trên tạo ra mối liên kết dọc và là điều kiện tiên quyết của sự hình thành và phát triển chuỗi giá trị nông sản.

Vậy, tác nhân tham gia chuỗi nông sản là những người thực hiện các chức năng của các khâu trong chuỗi, ví dụ như nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất, nông dân sản xuất nông sản, thương lái vận chuyển hàng hóa,.... Ngoài ra, còn có các “Nhà hỗ trợ chuỗi giá trị” với nhiệm vụ hỗ trợ giúp phát triểnchuỗi bằng cách tạo điều kiện nâng cấp chuỗi giá trị như: ngân hàng, các sở ngành có liên quan,...

Người vận hành chuỗi là các doanh nghiệp thực hiện những chức năng cơ bản của chuỗi giá trị. Những người vận hành điển hình là nhà vườn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các công ty công nghiệp, các nhà xuất khẩu, các nhà bán buôn và các nhà bán lẻ. Họ có một điểm chung là tại một khâu nào đó trong chuỗi giá trị, họ sẽ trở thành người chủ sở hữu của sản phẩm (nguyên liệu thô, bán thành phẩm hay thành phẩm).

Người hỗ trợ chuỗi giá trị: là những người tạo điều kiện giúp chuỗi phát triển như: chính quyền địa phương các cấp; các tổ chức phi chính phủ, viện/trường nghiên cứu và các dịch vụ hỗ trợ đại diện cho lợi ích chung của các chủ thể trong chuỗi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)