9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
1.3.3. Các hình thức cho vay chuỗi giá trị
Theo Miller & Jones (2010) có hai dạng cho vay chuỗi giá trị: Cho vay trong nội bộ chuỗi giá trị là nguồn tài chính được cung cấp bởi các tác nhân bên trong chuỗi giá trị như nhà cung cấp đầu vào cung cấp tín dụng hoặc vật tư cho nông dân, hoặc công ty ứng trước tiền cho người thu mua trong chuỗi. Cho vay bên ngoài chuỗi giá trị là nguồn tài chính được cung cấp bởi những tác nhân bên ngoài chuỗi ví dụ như ngân hàng cho nông dân vay dựa trên một hợp đồng bao tiêu sản phẩn giữa nông dân với một người mua đáng tin cậy hoặc dựa trên biên nhận lưu kho.
Có nhiều cách để phân loại các phương thức và mô tả các sản phẩm, công cụ tài chính khác nhau có thể được sử dụng cho chuỗi giá trị nông nghiệp. Miller & Jones (2010) cho rằng có 5 công cụ tài chính cho chuỗi giá trị nông nghiệp gồm: tài trợ sản phẩm, tài khoản phải thu, tài sản thế chấp, các công cụ giảm thiểu rủi ro và tăng cường tài chính cho chuỗi. Ở mỗi công cụ có những hình thức cho vay/tài trợ đối với chuỗi giá trị khác nhau, có thể là các hình thức tín dụng truyền thống hoặc các hình thức hiện đại. Cụ thể, công cụ tài trợ sản phẩm gồm các phương thức: tín dụng thương nhân, cho vay cung ứng đầu vào, tín dụng của công ty maketing và cho vay của doanh nghiệp đầu mối; Các khoản phải thu gồm: phải thu bán hàng, bao thanh toán, mua bán nợ; Thế chấp tài sản gồm các phương thức: chứng nhận lưu kho, hợp đồng mua lại; thuê tài chính; các sản phẩm giảm thiểu rủi ro gồm: bảo hiểm, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai và công cụ tăng cường tài chính gồm: chứng khoán hóa, bảo đảm tiền và và liên kết tài chính. Không phải tất cả các công cụ này đều áp dụng được cho các tác nhân trong chuỗi giá trị nông nghiệp,
S. Casuga và ctg (2008) khi nghiên cứu về tài chính chuỗi giá trị ở các nước Châu Á cho rằng có hai dạng cho vay của chuỗi giá trị nông nghiệp: Cho vay trong bội bộ chuỗi giá trị và cho vay ngoài chuỗi giá trị.