Vai trò của ngân hàng đối với chuỗi giá trị nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 49 - 50)

9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.4.3. Vai trò của ngân hàng đối với chuỗi giá trị nông nghiệp

Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Phận và ctv (2017), Ngân hàng là một trong những tác nhân tham gia vào chuỗi nông sản. Ngân hàng có vai trò hỗ trợ ngày càng quan trọng trong việc gia tăng giá trị và hiệu quả của chuỗi. Khi ngân hàng tham gia vào chuỗi giá trị sẽ giúp giảm thiểu rủi ro thị trường, rủi ro người vay, rủi ro thời tiết; tiết kiệm chi phí... Khi ngân hàng lựa chọn cho vay trước với những đối tượng nông dân có rủi ro thấp, đồng thời, thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sẽ giảm thiểu rủi ro thị trường. Khi ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với các công ty bảo hiểm sẽ giảm thiểu rủi ro thời tiết, dịch bệnh.

Với trình độ sẵn có của đội ngũ nhân viên, Ngân hàng có thể phân tích và dự báo để đưa ra những khuyến nghị về các cơ hội và các rủi ro trong nông nghiệp, từ đó các tác nhân tham gia chuỗi giá trị có thể quyết định lựa chọn đầu tư cho các công đoạn, các khâu theo từng thời kỳ để đạt hiệu quả tốt nhất. Sản phẩm, dịch vụ đa dạng, Ngân hàng sẽ tạo điều kiện thuận lới cho các tác nhân tham gia chuỗi có thể lựa chọn hình thức tín dụng phù hợp để giải quyết nhu cầu vốn cho mình như: ngân hàng có thể cho vay trước thu hoạch (gồm cho vay người cung ứng nguyên liệu đầu vào hoặc cho người nông dân trực tiếp vay) hay cho thế chấp bằng hàng hóa, động sản (cho vay thương lái và chế biến) hoặc cũng có thể dưới hình thức tài trợ thương mại (phục vụ quá trình tiêu thụ, phân phối các sản phẩm nông nghiệp) (Đặng Hoàng Anh, 2015). Việc cho vay theo chuỗi giá trị của ngân hàng sẽ thúc đẩy hình thành sản xuất qua “cánh đồng mẫu lớn”, tạo nên nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp.

Ngân hàng đóng vai trò hỗ trợ quan trọng trong viêc gia tăng giá trị và hiệu quả của chuỗi, ngân hàng sẽ gián tiếp kết nối chuỗi giá trị với các cải tiến công nghệ để nâng cao sản lượng, chất lượng hàng hóa.

Khi phát triển cho vay chuỗi sản phẩm nông nghiệp, đối với người vay vốn, sẽ tạo ra cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính của khu vực nông thôn, nhất là đối với các nông hộ sản xuất nhỏ - vốn là những mắc xích tham gia chuỗi giá trị. Đối với các tổ chức tín dụng, đây là cơ hội để giảm thiểu rủi ro trong dịch vụ ngân hàng - vì đây là phân khúc ít các ngân hàng thương mại hương tới và khả năng trả nợ của khách hàng thường cao (Khúc Thế Anh và Đào Thị Thu Trang, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)