Nguồn vốn tài trợ từ Quỹ cạnh tranh doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 87 - 90)

9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

2.3.2.2. Nguồn vốn tài trợ từ Quỹ cạnh tranh doanh nghiệp

Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh được tài trợ hoạt động một phần từ Quỹ cạnh tranh doanh nghiệp (CBG).

Quỹ CBG thuộc chương trình quốc gia IFAD tại Việt Nam hoạt động phi lợi nhuận, với mục đích tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; giảm rủi ro và các chi phí liên quan đến đầu tư vào các vùng chưa phát triển hay do tác động của biến đổi khí hậu. Các mục tiêu đầu tư của Quỹ CBG bao gồm: (1) Tăng thu nhập cho hộ nông dân bằng cách cải thiện các cơ hội thị trường, cung cấp các dịch vụ và nguyên liệu sẵn có; (2) Tạo cơ hội cho hội kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ có lợi nhuận khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệ và (3) Tạo ra và tăng cường mối liên kết thị trường giữa nông dân và doanh nghiệp. Quỹ CBG ưu tiên cho vay đối với các dự án xây dựng và phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp.

Trong mô hình hoạt động của Quỹ CBG, các doanh nghiệp chính là yếu tố trọng tâm. Những nguồn lợi được tạo ra từ sự tài trợ của Quỹ CBG sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh từ việc đầu tư các máy móc thiết bị, công nghệ, cải thiện cơ sở hạ tầng sản xuất, đầu tư các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu,... để làm gia tăng quy mô sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ và đặc biệt là tăng doanh thu. Doanh nghiệp trở thành nhân tố chủ chốt trong mối quan hệ hợp tác sản xuất kinh doanh với nông dân, khuyến khích và hỗ trợ các dịch vụ nông nghiệp cho nông dân để tạo chuỗi giá trị sản phẩm bền vững về đầu ra, góp phần tạo thu nhập tăng thêm cho nông hộ.

* Quy trình tài trợ của Quỹ CBG:

Quy trình cho vay của Quỹ CBG được thực hiện qua 8 bước: (1) Kêu gọi đề xuất, trong bước này, Ban điều phối Dự án hỗ trợ Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn tỉnh (PCU) phổ biến về Quỹ CBG tới các đối tượng tiềm năng liên quan tới Chuỗi giá trị bao gồm Hộ kinh doanh, Hợp tác xã và Doanh nghiệp vừa và nhỏ. (2)

các đầu mối trong Chuỗi giá trị làm hồ sơ xin tài trợ. Người đứng đơn, thay mặt cho đơn vị kinh doanh, là đầu mối liên lạc về tất cả các vấn đế liên quan đến dự án. (3) sơ tuyển nhanh và giám sát thực địa ban đầu, tại bước này PCU sẽ thực hiện sơ tuyển nhanh điều kiện hợp lệ và mức độ phù hợp của các đề xuất theo hướng dẫn của CBG. Sau khi có kết quả, PCU sẽ thông báo kết quả cho các Đơn vị xin tài trợ, nếu từ chối thì nêu rõ lý do nếu đơn vị xin tài trợ đáp ứng yêu cầu sơ tuyển nhanh sẽ tiến hành giám sát thực địa để thẩm định các điều kiện theo qui định. (4) đánh giá kỹ thuật, bước này là cơ sở để Ban CBG đưa ra quyết định về việc có tài trợ dự án hay không. (5) thông báo những đơn vị được nhận tài trợ. Sau khi có kết quả xét duyệt, những đơn vị được nhận tài trợ sẽ được PCU tổ chức họp để thực hiện các thủ tục ký kết Hợp đồng. (6) ký hợp đồng tài trợ, sau khi Ban CBG, PCU ban hành văn bản Hợp đồng tài trợ hợp pháp. Hợp đồng tài trợ được ký ràng buộc bởi tất cả các bên. (7) giải ngân và thực hiện hợp đồng, việc giải ngân sẽ được chuyển khoản đến tài khoản tại NHTM đã được đăng ký bởi doanh nghiệp nhận tài trợ. (8) kế thúc tài trợ, sau khi nhận được các báo cao cuối cùng về việc thực các thỏa thuận của Doanh nghiệp được nhận được tài trợ, PCU sẽ bắt đầu thực hiện các thủ tục để kết thúc tài trợ. PCU có quyền chấm dứt tài trợ ở bất cứ thời điểm nào nếu doanh nghiệp nhận tài trợ không tuân thủ các điều khoản của Hợp đồng.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Hình 2.9. Sơ đồ Quy trình tài trợ chuỗi giá trị của Quỹ CBG * Thực trạng kết quả cho vay của Quỹ CBG

Nằm trong chương trình tài trợ của IFAD, từ tháng 11/2014 đến tháng 12/2016, các doanh nghiệp tham gia 8 chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Ninh Thuận đã xây dựng 13 dự án. Sau khi đăng ký, 10/13 dự án đã được Quỹ CBG tài trợ 6,92 tỷ đồng trong tổng số vốn cần có để triển khai là: 14,93 tỷ đồng.

Bảng 2.5. Nguồn vốn tài trợ của Quỹ CBG đối với các dự án thuộc chuỗi giá trị tỉnh Ninh Thuận Đơn vị tính: Triệu đồng STT Năm 2014 Năm 2015

1 Cơ sở chế biến Thực phẩm Viết Nghi 700

2 Cơ sở kinh doanh Triệu Tín 650

3 Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Sản xuất Thương

mại và Dịch vụ Ba Mọi 764,79

4 Cơ sở sản xuất và kinh doanh Thiên Thảo 500

5 Công ty cổ phần mía đường Phan Rang 1.492

6 Cơ sở sản xuất Minh Châu 300

Các bước Nội dung thực hiện Trách nhiệm thực

hiện

Bước 1 PCU tỉnh

Bước 2 Doanh nghiệp

Bước 3 PCU tỉnh

Bước 4 PCU tỉnh

Bước 5 PCU tỉnh

Bước 6 PCU tỉnh và doanh

nghiệp

Bước 7 PCU tỉnh, NHTM

và doanh nghiệp

Bước 8 PCU tỉnh và doanh

nghiệp Kêu gọi đề xuất

Hồ sơ xin tài trợ

Sơ tuyển nhanh và giám sát thực địa ban đầu Đánh giá kỹ thuật

Thông báo tài trợ

Hợp đồng tài trợ

Giải ngân và thực hiện hợp đồng

7 Công ty TNHH ĐT-XD Đỉnh Lợi 585

8 Hộ kinh doanh (HKD) Lê Thanh Tâm 995,9

9 HKD Nguyễn Thị Minh Tâm 200,46

10 HKD Nguyễn Thị Hồng Loan 738,88

Tổng cộng 2.114,79 4.812,24

Nguồn: Trung tâm Khuyến công tỉnh Ninh Thuận.

Quỹ CBG đã tài trợ 6,92 tỷ đồng, chiếm 46,4% trong tổng số vốn để triển khai các dự án chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh Ninh Thuận. Theo yêu cầu của Quỹ CBG, những đơn vị được tài trợ vốn phải đóng góp tối thiểu 51% vào dự án trong tổng chi phí dự án bằng tiền mặt, vì vậy, để triển khai các dự án chuỗi giá trị, 10 doanh nghiệp phải đóng góp 8,01 tỷ đồng, chiếm 53,6% trong tổng số vốn.

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận, qua quá trình thực hiện dự án, 10 cơ sở, doanh nghiệp nhận tài trợ từ Quỹ CBG đều thực hiện đúng cam kết và hoàn thành hợp đồng tài trợ. Sau khi nhận tài trợ từ Quỹ CBG, 10 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc các chuỗi giá trị nông sản của Ninh Thuận đã ký 307 hợp đồng (trong đó có 58 hợp đồng với nhóm và 249 hợp đồng đối với cá nhân mỗi hộ) liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm. Thông qua hợp đồng, 10 doanh nghiệp đã hỗ trợ vốn (hoặc vật tư, phân bón,...) cho các hộ nông dân sản xuất và cam kết thu mua sản phẩm của bà con nông dân với giá bằng hoặc cao hơn thị trường từ 1-3%. Qua đó, thu nhập của lao động tại cơ sở, doanh nghiệp tăng 25% và thu nhập của hộ nông dân sau dự án tăng 24% so với mục tiêu cam kết vào đầu kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)