9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
2.5.3. Những khó khăn, hạn chế
Việc cho vay theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận, tuy nhiên, việc phát triển cho vay chuỗi giá trị nông sản trên địa bàn tỉnh còn đang gặp một số khó, khăn hạn chế:
Mặc dù Chính phủ, NHNN đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn tuy nhiên chưa có một chính sách riêng về cho vay theo chuỗi giá trị, việc hỗ trợ vay vốn đối với chuỗi giá trị nông nghiệp được qui định tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP chỉ mới dừng lại ở việc cho vay không có tài sản đảm bảo và hỗ trợ xử lý rủi ro mà chưa hỗ trợ những yêu cầu cấp thiết trong tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm của chuỗi. Theo Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, trong đó giao NHNN có nhiệm vụ xây dựng và tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định về cho vay theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu. Tuy nhiên, đến nay, Nghị định vẫn chưa được ban hành và việc vay vốn của các dự án liên kết theo chuỗi giá trị nông sản không có sự khác biệt nhiều so với các dự án nông nghiệp không liên kết. Thực tế hiện nay cho thấy, rất ít NHTM cho các dự án liên kết sản xuất nông nghiệp vay vốn tín chấp lên đến 70% hoặc 80% giá trị dự án, nguyên nhân chính là do sản xuất nông nghiệp là một lĩnh vực có nhiều rủi ro khó quản trị được, mặc khác người nông dân dễ dàng phá vỡ hợp đồng.
Quyết định số 62/2013/QĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn sau 3 năm thực hiện đã đạt được một số kết quả nhất định như xây dựng được mô hình cánh đồng mẫu lớn, việc liên kết giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt,.. tuy nhiên các quy định của Quyết định 62 tập trung chủ yếu cho trồng trọt, đặc biệt là cây lúa nên các lĩnh vực sản xuất khác như chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp không thực hiện được; quy định năng về thể chế hóa mô hình cánh đồng lớn về lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long, trong khi những quy định về chính sách hỗ trợ phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng nguyên liệu chưa nhiều; chế tài xử lý các tranh chấp hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm không được quy định cụ thể nên không xử lý được các tranh chấp hợp đồng dẫn đến rủi ro cho cả doanh nghiệp và nông dân; quy định về thủ tục triển khai dự án cánh đồng lớn cón phức tạp, rườm rà.
Tỉnh Ninh Thuận chưa có những quy định cụ thể hóa Quyết định số 62/2013/QĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp
tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Tại quy định này, Chính phủ giao nhiệm vụ cho UBND các tỉnh căn cứ chính sách quy định tại Quyết định này, các chính sách hiện hành và khả năng ngân sách địa phương để ban hành mức hỗ trợ cụ thể. Do tỉnh Ninh Thuận chưa quy định cụ thể mức hỗ trợ đối với các chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn nên các dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh chưa nhận được những ưu đãi từ chính sách của Chính phủ như: được hỗ trợ chi phí mua giống cây trồng để gieo trồng vụ đầu tiên trong dự án cánh đồng lớn; hỗ trợ khinh phí thuốc bảo vệ thực vật, công lao động để bảo vệ thực vật; hỗ trợ tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật,.... Đây là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển các chuỗi giá trị nông sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
* Các NHTM trên địa bàn chưa có sự tham gia nhiệt tình đối với chương trình cho vay theo chuỗi giá trị
Đa số các NHTM không “mặn mà” lắm với chương trình cho vay theo chuỗi giá trị, theo Báo cáo kết quả khảo sát cho vay theo chuỗi giá trị của Viện Chiến lược ngân hàng vào tháng 8/2016, đã khảo sát 9 NHTM trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận về mức độ quan tâm của lãnh đạo các ngân hàng đối với phát triển hoạt động cho vay theo chuỗi giá trị thì có 04 ngân hàng có mức độ quan tâm cao và 05 ngân hàng có mức độ quan tâm trung bình. Ngoài hai dự án được vay theo chương trình cho vay thí điểm chuỗi liên kết, các chuỗi giá trị còn lại chủ yếu được tài trợ bởi Quỹ CBG, tuy nhiên mức tài trợ của Quỹ này không cao, không đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nguồn vốn. Sau khi chương trình cho vay thí điểm kết thúc, đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa có ngân hàng nào phát sinh cho vay các dự án chuỗi giá trị nông nghiệp. Vì vậy, nông dân, doanh nghiệp không có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi.
Các ngân hàng địa bàn tỉnh khi được hỏi đều cho rằng chưa có quy trình cho vay riêng đối với chuỗi giá trị. Vì vậy, các ngân hàng còn lúc túng trong việc nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lực, phát triển sản phẩm tín dụng, xây dựng sổ tay chính sách và thủ tục cho vay, xác định và quản lý rủi ro khi triển khai cho vay theo
* Hạn chế liên quan đến các tác nhân tham gia chuỗi
Việc thực hiện hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp đầu mối và người nông dân tham gia chuỗi còn chưa chặt chẽ, cơ chế liên kết kinh tế chỉ mới dừng lại ở những hợp đồng hợp tác, biên bản thỏa thuận giữa các bên chứ chưa có một cơ chế liên kết cụ thể, xác định vai trò, trách nhiệm và những ràng buộc của các bên liên quan. Chính vì điều này này khiến cho liên kết vẫn còn rời rạc, mang tính chủ quan, chưa phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh của từng chủ thể tham gia. chưa có chế tài cụ thể để điều chỉnh quan hệ, tăng tính ràng buộc, tuân thủ hợp đồng liên kết giữa người nông dân và doanh nghiệp nên khi gặp những tranh chấp diễn ra, không có cơ sở pháp lý để giải quyết. Qua phỏng vấn, chủ một số doanh nghiệp đầu mối ở các chuỗi giá trị nho và táo cho rằng, mặc dù đã có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, công ty phải cung cấp phân bón, vật tư trong thời gian sản xuất nhưng khi thu hoạch vào những vụ rơi vào thời điểm nhu cầu thị trường đang cao như lễ, tết thì nông dân thường phá vỡ hợp đồng, bán nông sản với giá cao hơn cho công ty hoặc thương lái khác. Việc kiện ra tòa và đòi bồi thường hợp đồng là những việc mà doanh nghiệp rất hạn chế thực hiện và chưa có tiền lệ ở Ninh Thuận trước đây.
Các tác nhân tham gia chuỗi, ngoài nông dân, tác nhân đóng vai trò là đầu mối trong các chuỗi liên kết trên địa bàn tỉnh đa số là hộ gia đình, cơ sở kinh doanh (chiếm hơn 70% trong tổng số các tác nhân đóng vai trò đầu mối trong chuỗi) vì vậy sẽ hạn chế trong việc tiếp cận vốn tín dụng hỗ trợ cho loại hình liên kết. Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại tỉnh Ninh Thuận cho thấy, chỉ có hai công ty cổ phẩn có cơ cấu tổ chức bài bản, nguồn vốn hoạt động lớn mới được chọn tham gia chương trình cho vay thí điểm chuỗi liên kết theo Nghị quyết 14 của Chính phủ và được hưởng các ưu đãi từ chương trình. Đây là một thực tế rất khó xử lý cho cả người cho vay lẫn người đi vay, vì các công ty lớn, hồ sơ tín dụng tốt, phương án kinh doanh khả thi sẽ dễ tiếp cận với các chương trình tín dụng chính sách và nhận được nhiều ưu đãi từ các chương trình này, vì ưu đãi thường đi đôi với những điều kiện, ràng buộc tương đối khắc khe nên các hộ kinh doanh, các cơ sở sản xuất, cũng thực hiện đầy đủ các chức năng của một tác nhân đầu mối của chuỗi nhưng lại khó tiếp cận với các chương trình tín dụng ưu đãi, cụ thể là không được đủ điều kiện để tham gia chương trình cho vay thí điểm các mô hình liên kết. Mặc khác, theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN của NHNN
quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (có hiệu lực ngày 15/3/2017) qui định khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng (TCTD) là pháp nhân, cá nhân. Như vậy, các tổ chức không phải là pháp nhân (ví dụ như hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) sẽ không đủ tư cách chủ thể vay vốn tại NHTM, điều này sẽ càng khó hơn cho các đầu mối chuỗi là các hộ kinh doanh, hợp tác xã trong việc vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh.
Những hỗ trợ từ tác nhân là đầu mối trong chuỗi chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư sản xuất của nông dân. Theo thỏa thuận trong hợp đồng liên kết, doanh nghiệp đầu mối sẽ cung cấp nguyên liệu đầu vào, vật tư, giống cây trồng, vốn cho nông dân. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy, những hỗ trợ từ tác nhân là đầu mối trong chuỗi đối với nông dân vẫn còn rất nhỏ so với nhu cầu của người nông dân. Vì vậy, nông dân phải tự xoay sở bằng cách đi vay vốn ở các NHTM (nếu có tài sản thế chấp) với mức lãi suất không được ưu đãi hoặc nếu không có tài sản thế chấp theo yêu cầu của các NHTM, người nông dân buộc phải “vay nóng” từ những người cho vay nặng lãi với mức lãi suất cao (khoảng 4-5%/tháng) và phải chịu nhiều rủi ro.
Nông dân không được trực tiếp hưởng những ưu đãi về vay vốn theo chuỗi giá trị. Trong các chính sách về cho vay hỗ trợ vay vốn theo mô hình liên kết chuỗi giá trị do Nhà nước ban hành, đối tượng được vay vốn là các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là đầu mối trong chuỗi. Vì vậy, nông dân không được trực tiếp vay vốn theo chương trình tín dụng ưu đãi của NHTM mà phải thông qua doanh nghiệp đầu mối, do đó người nông dân sẽ không được hưởng những ưu đãi từ chương trình như lãi suất, không được các NHTM xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm. Qua khảo sát thực tế, khi vay lại của các doanh nghiệp đầu mối (dưới hình thức phân bón, vật tư hoặc tiền mặt,..) nông dân thường phải chịu mức lãi suất từ 10-12%/năm, mức lãi suất này khá cao so với qui định về mức lãi suất cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN.
Bảo hiểm nông nghiệp chưa được nông dân sử dụng. Ngành nông nghiệp ở tỉnh Ninh Thuận bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những rủi ro về thời tiết (hạn hán, lũ lụt) và dịch bệnh nhưng thiếu cơ chế dự phòng xử lý rủi ro xảy ra. Rủi ro mất vốn cao
nghiệp tại địa phương chưa phát triển, qua khảo sát thực tế 184 nông dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận thì hơn 90% nông dân đều không biết đến bảo hiểm nông nghiệp. đây là một trong những vấn đề làm cản trở nông dân được vay vốn tín dụng ngân hàng.