9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
2.3. Thực trạng cho vay đối với chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
2.3.1. Các chính sách của Nhà nước về tín dụng phát triển chuỗi giá trị trong nông nghiệp.
Xuất phát từ yêu cầu thực hiện tái cơ cấu mạnh mẽ ngành nông nghiệp Việt Nam theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững hướng tới hội nhập quốc tế, Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo các Ngành có liên quan ban hành nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ cho vay chuỗi sản phẩm. Cụ thể:
Quyết định số 1050/QĐ-NHNN Ngày 28/5/2014 của NHNN về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ nhằm kuyến khích các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp với nhiều cơ chế cho vay đặc thù như: (1) Lãi suất cho vay ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay thông thường từ 1-1,5%/năm (ngắn hạn: 6,5%/năm, trung hạn: 9,5%/năm, dài hạn: 10%/năm); (2) Mức cho vay lên đến 90% giá trị của phương án, dự án vay vốn; (3) Những mô hình liên kết theo chuỗi giá trị khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ có thời gian vay trên 12 tháng (nhưng không quá 18 tháng), mỗi khâu (sản xuất, chế biên, tiêu thụ) đều dưới 12 tháng và khách hàng cam kết trả một phần nợ sau mỗi khâu của chuỗi thì NHTM xem xét áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn đối với khách hàng; (4) Trường hợp khách hàng không có đủ tài sản đảm bảo thì ngân hàng có thể cho vay không có tài sản đảm bảo trên cơ sở kiểm soát dòng tiền.
Để hỗ trợ toàn diện cho quá trình xây dựng nông thôn mới Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Hiện nay, NHNN đang sử dụng các công cụ CSTT như quản lý trần lãi suất cho vay, sử dụng dự trữ bắt buộc, c6ng cụ tái cấp vốn để hướng dòng vốn tín dụng vào 5 lĩnh vực ưu tiên, cụ thể: (i) Khống chế trần lãi suất cho vay vơi nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp phụ trợ; DNNVV; công nghệ cao (hiện ở mức 7%/năm) theo Thông tư 08/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014; (ii) Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và sử dụng công cụ tái cấp vốn để khuyến khích dòng vốn tín dụng vào nông
nghiệp theo Thông tư 20/2010/TT-NHNN ngày 29/9/2010; (iii) Kết hợp chính sách tín dụng của ngân hàng với chính sách tài khóa trong hỗ trợ lãi suất giảm tổn thất sau thu hoạch, với mức hỗ trợ 100% hoặc 50% theo thời gian vay.
Bảng 2.2. Trần lãi suất vào 5 lĩnh vực ưu tiên và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc với NHTM có tỷ trọng dự nợ cao trong cho vay nông nghiệp
TT Tiêu chí ưu tiên Mức ưu tiên
1 Trần lãi suất ưu tiên (QĐ theo thời điểm điều chỉnh)
Giảm từ 14% xuống 7%
2 Giảm dự trữ bắt buộc với NHTM:
- Tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp từ 70% trở lên.
- Tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp từ 40- 70%
=1/20 mức DTBB quy định
= 1/5 mức DTBB quy định
3 Mức tiết kiệm vốn của NHTM cho vay dối với
nông nghiệp, nông thôn đạt tỷ trọng dư nợ ưu tiên
Bình quân khoảng 40.000 tỷ
Nguồn: Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN