Cho vay của các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 78 - 87)

9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

2.3.2.1. Cho vay của các ngân hàng thương mại

* Sơ lược về tình hình cho vay nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Tham gia từ phía cung tín dụng hiện nay, theo số liệu báo cáo năm 2016 của NHNN Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 09 Chi nhánh NHTM cấp 1 và 22 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch được bố trí rộng khắp tại các huyện và thành phố của tỉnh với tổng nguồn vốn hoạt động 15.441 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay cuối năm 2016 đạt 14.809 tỷ đồng, trong đó, cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn 4.236 tỷ đồng, chiếm 28,33% trong tổng dư nợ cho vay trên địa bàn.

hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận (Agribank Ninh Thuận) với mạng lưới 10 chi nhánh, phòng giao dịch phủ khắp các huyện của tỉnh Ninh Thuận, trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016, Agribank Ninh Thuận là ngân hàng có tỷ trọng cho vay cao nhất, chiếm hơn 75% trong tổng dự nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn cả tỉnh.

Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận và tổng hợp của tác giả

Hình 2.5. Tỷ trọngDư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn các NHTM trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2016

Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn không đều, trong năm 2013 tốc độ tăng trưởng dư nợ toàn địa bàn giảm là do dư nợ của ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận giảm 7%, dư nợ của Agribank Ninh Thuận chiếm tỷ trọng lớn nên ảnh hưởng đến toàn địa bàn. Năm 2015, dư nợ tăng đột biến là do năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định số 41/2000/NĐ-CP về về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, Nghị định 55 đã bổ sung đối tượng được vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, bao gồm cả những cá nhân, hộ gia đình sinh sống trên địa bàn thành phố, thị xã nhưng tham gia sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, và đối tượng khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng nằm ngoài khu vực nông thôn, ngoại trừ doanh nghiệp kinh

76% 10%

4%

4% 4% 2%

DƯ NỢ CHO VAY NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

NĂM 2016 Agribank BIDV Vietinbank Sacombank Á Châu Nam Á

doanh bất động sản, doanh nghiệp khai khoáng, các cơ sở sản xuất thủy điện, nhiệt điện và một số loại hình doanh nghiệp khác nên dư nợ tăng đột biến.

Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận và tổng hợp của tác giả

Hình 2.6. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2015

* Thực trạng cho vay theo Quyết định số 1050/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về cho vay thí điểm đối với mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ.

Là một trong những chương trình cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn nhưng để thực hiện mục tiêu hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiên phong trong các mô hình liên kết sản xuất và khuyến khích doanh nghiệp và nông dân tham gia khi thấy được lợi ích thiết thực từ các mô hình này, cho vay theo chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết 14 có nhiều ưu đãi hơn nên có nhiều điều kiện, ràng buộc hơn các chương trình cho vay nông nghiệp khác vì vậy trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chỉ có 02 NHTM tham gia cho vay (Agribank Ninh Thuận và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) Ninh Thuận) đối với 02 dự án (vùng nguyên liệu mía cây và sản xuất giống cây trồng).

(1)Điều kiện, đối tượng được vay vốn

Vì đây là một chương trình cho vay thí điểm nên yêu cầu về điều kiện, đối tượng tham gia khá khắc khe, để được vay vốn theo chương trình này, ngoài các điều

0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay phát triển Nông nghiệp nông thôn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2015

Tốc độ tăng trưởng cho vay phát triển Nông nghiệp nông thôn

kiện cho vay theo pháp luật, khách hành vay vốn phải đáp ứng thêm các điều kiện như:

- Doanh nghiệp và hộ nông dân, hợp tác xã đại diện cho nông dân ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với nội dung quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BNN ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

- Doanh nghiệp đầu mối liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thực hiện dự án theo đề nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh phải nằm trong danh sách các doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt trên cơ sở thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Các hộ nông dân, hợp tác xã đại diện cho nông dân phải ký hợp đồng liên kết theo chuỗi sản xuất nông nghiệp với doanh nghiệp đầu mối để thực hiện dự án cụ thể được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đề nghị và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt trên cơ sở thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tỉnh Ninh Thuận là một trong 22 tỉnh, thành phố trên toàn quốc được tham gia chương trình với 2 dự án được chọn để cho vay gồm:

Dự án liên kết với nông dân đầu tư vùng nguyên liệu mía cây từ năm 2014 đến năm 2017 của Công ty Cổ phần Mía đường Phan Rang, địa bàn triển khai: Tỉnh Ninh Thuận và một s\ố vùng giáp ranh với tỉnh; dự án được triển khai hai vụ, vụ 1 (năm 2014 - 2015), quy mô dự án: diện tích canh tác 3.800 ha, nhu cầu vốn đầu tư 66.800 triệu đồng, vụ 2 (năm 2015 – 2016), diện tích canh tác 4.200 ha, nhu cầu vốn đầu tư 80.930 triệu đồng. BIDV Ninh Thuận cam kết cho vay vụ 2014 – 2015 hạn mức cấp tín dụng là 52.000 triệu đồng và vụ 2015 – 2016 là 72.860 triệu đồng, thời hạn hợp đồng hạn mức cho mỗi vụ là 12 tháng.

Dự án liên kết sản xuất giống cây trồng của Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố, địa bàn triển khai: Tỉnh Ninh Thuận và một số vùng thuộc các tỉnh lân cận, quy mô dự án: diện tích canh tác 1.050 ha (lúa giống 700 ha, ngô giống 350 ha), tổng nhu cầu vốn vay 49.192 triệu đồng, Agribank Ninh Thuận cam kết cho vay với hạn

mức cấp tín dụng năm 2014 và năm 2015 là 18.000 triệu đồng, thời gian cho vay 12 tháng.

(2) Mức cho vay

Theo qui định về cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của các NHTM trên địa bàn: mức cho vay đối với các dự án trên do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận trên cơ sở nhu cầu vốn đã được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đề xuất, nhưng không vượt quá 90% giá trị của phương án, dự án. Đối với dự án Vùng nguyên liệu mía cây, BIDV Ninh Thuận đã thực hiện cho vay 86% giá trị dự án và dự án Sản xuất giống cây trồng được vay 37% giá trị dự án.

Bảng 2.3. Chi tiết về các dự án chuỗi giá trị nông nghiệp được vay vốn theo Nghị quyết 14/NQ-CP

Tên dự án Quy mô

(ha)

Nhu cầu vốn (triệu đồng)

Ngân hàng cam kết cho vay (triệu đồng)

Vùng nguyên liệu mía cây

8.000 147.730 124.860

Sản xuất giống cây trồng 1.050 49.192 18.000

Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận

(3) Doanh số, dư nợ cho vay

Theo số liệu báo cáo của NHNN, tổng doanh số cho vay theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến cuối năm 2016 đạt 157.984 triệu đồng, các NHTM giải ngân chủ yếu vào năm 2015, 90.142 triệu đồng, chiếm 57% doanh số cho vay của cả chương trình, do năm 2015 là thời gian vào vụ chính của vùng nguyên liệu mía cây, từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2015, BIDV Ninh Thuận đã giải ngân 30.500 triệu đồng cho dự án này.

Bảng 2.4. Doanh số cho vay chuỗi giá trị nông nghiệp theo Nghị quyết 14/NQ-CP

Doanh số cho vay (triệu đồng)

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Agribank Ninh Thuận 32.642 22.842

Tổng cộng 45.000 90.142 22.842

Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận

Trong thời gian diễn ra chương trình cho vay, từ năm 2014-2016, Dư nợ tăng qua các năm, trong năm 2014, dự án giống cây trồng của Công ty Nha Hố chưa triển khai nên chỉ có dự án vùng nguyên liệu mía cây của công ty Mía đường phát sinh dư nợ 22.000 triệu đồng, đến năm 2015 cả hai dự án đều vào vụ chính nên dự nợ phát sinh lớn, 35.819 triệu đồng, tăng 63% so với năm 2014, năm 2016 dư nợ chỉ tăng nhẹ vào đầu năm (tăng 4,7% so với năm 2015)

Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận và tổng hợp của tác giả

Hình 2.7. Dư nợ cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của các NHTM trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Các dự án này liên kết theo chuỗi giá trị khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, mỗi khâu (sản xuất, chế biến, tiêu thụ) đều dưới 12 tháng và khách hàng cam kết trả nợ một phần sau mỗi khâu của Chuỗi vì vậy đến cuối năm 2016, các khoản vay của 02 dự án đã tất toán và không còn dư nợ.

(4) Lãi suất cho vay

Để khuyến khích doanh nghiệp và nông dân tham gia khi thấy được lợi ích thiết thực từ các mô hình chuỗi giá trị, trong giai đoạn 2014-2016, NHNN đã qui định

- 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

DƯ NỢ CHO VAY THEO CHUỖI GIÁ TRỊ GIAI ĐOẠN 2014-2016

Dư nợ cho vay theo chuỗi giá trị

mức vãi suất cho vay ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay thông thường từ 1-1,5%/năm (cụ thể, ngắn hạn: 6,5%/năm, trung hạn: 9,5%/năm, dài hạn: 10%/năm) vì vậy các NHTM trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận khi ký kết hợp đồng cho vay đối với dự án liên kết theo mô hình chuỗi giá trị đều áp dụng mức lãi suất 7%/năm (năm 2014) và đến năm 2015, mặt bằng lãi suất giảm nên các NHTM áp dụng các mức lãi suất từ 6,3- 6,5%/năm.

(5) Quy trình cho vay

Quy trình cho vay chuỗi giá trị của các NHTM trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, sau khi thẩm định các dự án do UNBD các tỉnh đề nghị, Ngân hàng nhà nước ban hành Quyết định phê duyệt những dự án đủ điều kiện vay vốn. Căn cứ Quyết định của NHNN, các NHTM cho vay theo quy trình cho vay theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Quy trình gồm 8 bước. Trên cơ sở đề nghị của Sở NN&PTNT, UBND tinh Ninh Thuận đã giới thiệu cho NHNN 03 doanh nghiep với 03 dự án tham gia gồm Công ty cổ phần giống cây trồng Nha Hố với dự án liên kết sản xuất giống cây trồng; Công ty cổ phần Mía đường Phan Rang với dự án phát triển vùng nguyên liệu mía cây và Công ty Minh trí với dự án Nhà máy chế biến thức ăn gia súc và sản xuất sản phẩm từ nguồn phế thải nông nghiệp.

Trên cơ sở đề xuất của UBND tỉnh, NHNN phối hợp với NHNN chi nhánh tỉnh Ninh Thuận làm việc với các NHTM có liên quan để thẩm định năng lực tài chính, dự án được đề xuất vay vốn; ý kiến thẩm định của Bộ NN&PTNT, Bộ Khoa học Công nghệ. Căn cứ ý kiến của các bên có liên quan, NHNN ban hành Quyết định phê duyệt danh sách NHTM và khách hàng tham gia chương trình cho vay thí điểm phát triển nông nghiệp.

Căn cứ Quyết định của NHNN, các NHTM thực hiện việc cho vay với các bước theo qui định

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Các NHTM đều áp dụng quy trình cho vay chuỗi giá trị đúng theo quy định do NHNN ban hành. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, một số ngân hàng đã đơn giản trong quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng vay lần thứ hai trở đi như Agribank Ninh Thuận. Khách hàng sẽ không phải đăng ký công chứng lại tài sản thế chấp, giao dịch bảo đảm mà chỉ cần thực hiện lại các bước đầu trong quy trình (Với điều kiện số tiền vay lại phải bằng hoặc nhỏ hơn số tiền lúc ban đầu và tài sản đảm bảo không thay đổi so với lúc ban đầu). Đây là một trong những giải pháp giúp đơn giản hoá các thủ tục hành chính mà vẫn đảm bảo đúng quy trình quy định.

(6) Thực hiện hợp đồng giữa doanh nghiệp đầu mối và nông dân

Việc liên kết sản xuất được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa doanh nghiệp và nông dân, các Doanh nghiệp đầu mối trong chuỗi liên kết đã ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm đối với 1.877 hộ nông dân. Doanh nghiệp sẽ tài trợ vốn cho các

Các bước Nội dung thực hiện Trách nhiệm

thực hiện Bước 1 UBND tỉnh Bước 2 NHNN TW Bước 3 NHTM Bước 4 NHTM Bước 5 NHTM Bước 6 NHTM Bước 7 NHTM Bước 8 NHTM

Giới thiệu doanh nghiệp

Phê duyệt Lập hồ sơ tín dụng Thẩm định Quyết định tín dụng Giải ngân Giám sát thu nợ Tất toán lưu hồ sơ

hội tham gia chuỗi liên kết thông qua việc cung cấp vật tư, phân bón, giống, quy trình, kỹ thuật canh tác,... cho các hộ nông dân để sản xuất, canh tác; các hộ nông dân có trách nhiệm sản xuất và bán lại sản phẩm cho doanh nghiệp với mức giá đã thỏa thuận với doanh nghiệp. Cụ thể ở dự án nguyên liệu mía cây của Công ty mía đường Phan Rang, đại diện Công ty sẽ ký Hợp đồng đầu tư trồng, chăm sóc và bán mía cây đối với nông dân. Hợp đồng sẽ ghi rõ diện tích sản xuất, sản lượng nông dân cam kết bán cho doanh nghiệp; số lượng vật tư, con giống, phân bón và tiền mặt mà doanh nghiệp cho nông dân vay. Lãi suất doanh nghiệp áp dụng thường nằm trong khoảng 10- 11%/năm.

* Cho vay chuỗi giá trị nông nghiệp theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP

Sau khi triển khai Chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo nghị quyết 14/NQ-CP của chính phủ, ngày 09 tháng 06 năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị định 55/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó qui định Chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết. Cụ thể, qui định mức cho vay không có tài sản đảm bảo (1) Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ký hợp đồng cung cấp, tiêu thụ đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án vay theo mô hình liên kết. (2) Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đầu mối ký hợp đồng thực hiện dự án liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp với tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 80% giá trị của dự án, phương án sản xuất kinh doanh theo mô hình liên kết. Qui định xử lý rủi ro đối với trường hợp tổ chức đầu mối thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng.

Sau khi có Nghị định 55/2015/NĐ-CP, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tăng lên đáng kể (tổng dư nợ cho vay nông nghiệp trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 78 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)