Cho vay trong bội bộ chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 40 - 47)

9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.3.3.1. Cho vay trong bội bộ chuỗi giá trị

Theo S. Casuga và ctg (2008), khi nông dân tham gia chuỗi giá trị thì chắc chắn sẽ được các tác nhân trong chuỗi hỗ trợ, cụ thể: doanh nghiệp đầu mối/thương

cung cấp và nghiệp đầu mối/thương lái sẽ được mua sản phẩm khi thu hoạch với giá định trước. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, thường các thương lái sẽ vay vốn ngân hàng để cho các tác nhân trong chuỗi vay lại.

Nguồn: Magdalena S. Casuga, 2008

Hình 1.8. Mối quan hệ giữa người nông dân và các nhân tố trong chuỗi không mở rộng tài chính

Ưu điểm của phương thức này là các doanh nghiệp đầu mối sẽ đáp ứng kịp thời và phù hợp với những nhu cầu sản xuất của người nông dân, điều này các ngân hàng khó thực hiện. Tuy nhiên, nếu chuỗi không mở rộng tài chính (có nghĩa là các tác nhân chỉ cho vay lẫn nhau không có sự tham gia của các tổ chức tài chính bên ngoài) thì sẽ bị nhược điểm là hạn chế việc tiếp cận các nguồn lực tài chính từ bên ngoài chuỗi. Khi các nhà tài trợ có thể tiếp cận tài chính từ các bên trung gian chính thức bên ngoài chuỗi, vốn thay vì sử dụng để tài trợ đầu vào của chuỗi thì các doanh nghiệp có thể dùng để mở rộng đầu tư sản xuất của mình. Vì vậy, trong chuỗi cho vay mở rộng, sẽ tạo ra nhiều lợi ích cho nông dân và các tác nhân khác trong chuỗi, khi có vốn, nông dân có thể đầu tư nhiều cho sản xuất của mình như thủy lợi hoặc nhà kính để đảm bảo chất lượng sản phẩm, thương lái có thể đầu tư vào các kho chứa để chủ động nguồn hàng (xem hình 1.9).

3. Bán nông sản

2. Cung cấp vât tư đầu vào Doanh nghiệp đầu mối/ thương lái Những nhà cung cấp đầu vào Nông dân

1. Mua vât tư đầu vào/hoặc khoản vay cho nông dân

Nguồn: Magdalena S. Casuga, 2008

Hình 1.9. Mối quan hệ giữa người nông dân và các nhân tố trong chuỗi mở rộng tài chính

Theo Casuga (2008), cho vay trong nội bộ chuỗi giá trị gồm các hình thức: Tín dụng của doanh nghiệp đầu mối/thương lái, Hợp đồng bao tiêu sản phẩm, Biên nhận lưu kho. Ở mỗi phương thức sẽ có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau.

* Tín dụng của doanh nghiệp đầu mối/thương lái

Đây là hình thức phổ biến nhất, đặc biệt là đối với những nông dân sản xuất nhỏ. Các thương lái bán vật tư, đầu vào cho những nhà sản xuất nhỏ hoặc cung cấp tiền mặt cho nông dân để mua vật tư, đầu vào. Các nhà sản xuất/nông dân có thể bị ràng buộc hoặc không bị ràng buộc bởi hợp đồng mua bán, trong một số trường hợp, nông dân cũng có thể bán sản phẩm của mình cho các thương lái khác sau khi thu hoạch và sau đó sẽ trả lại tiền vay/tiền mua vật tư đầu vào cho thương lái, khoản thanh toán, bằng tiền mặt hoặc bằng hàng hóa. Dạng cho vay này được thực hiện giữa

4a. Bán nông sản

2. Cung cấp vât tư đầu vào

Doanh nghiệp/ thương lái

Những nhà cung

cầp đầu vào Nông dân

Kho chứa, các cơ sở sau thu

hoạch khác 2b. Cung cấp thêm

vốn đầu tư 2a. Mua vật tư/ khoản vay cho nông dân

5. Trả chênh lệch sau khi cấn trừ giữa khoản cho vay và giá trị nông sản 1. Cung cấp khoản vay cho thương nhân hoặc nông dân tham gia chuỗi

4b. Cấp thêm vốn đầu tư Các ngân hàng, các tổ chức tài chính vi mô, các tổ chức tài chính chính thức khác

Đầu tư thủy lợi, nhà kính, trang thiết bị và

thương lái và người sản xuất/trồng trọt (nông dân), các khoản thanh toán để trả lại vốn cho thương lái dựa vào giá bán nông sản.

Nguồn: Magdalena S. Casuga, 2008 Ghi chú: Đường đứt khúc thể hiện những hợp đồng khác của các tác nhân trong

chuỗi

Hình 1.10. Các bên tham gia và các giao dịch trong mô hình tín dụng thương nhân

Do rủi ro vốn có trong ngành nông nghiệp, các thương nhân (những người có thể vay mượn từ các chủ thể lớn khác như nhà chế biến hay người bán sỉ) phải tìm cách giảm thiểu rủi ro. Vì mô hình cho vay này dựa trên cơ chế cho vay không chính thức và không được giám sát nên những người cho vay thường giảm thiểu rủi ro bằng cách: i) tăng lãi suất cho vay, ii) tăng giá bán đầu vào, và iii) giảm giá mua nông sản. Tuy nhiên, cũng không chênh lệc quá nhiều so với lãi suất và giá thị trường bởi vì: i) người cho vay và nông dân đã có sự quen biết nhau; ii) các khu vực hoạt động nhỏ và hạn chế nên việc kiểm tra, theo dõi các khoản vay và thu hồi vốn dễ dàng và ít tốn kém; iii) hiểu rõ hơn về các rủi ro liên quan và do đó quản lý rủi ro tốt hơn; và iv) có nhiều hiểu biết về môi trường kinh doanh và điều kiện thị trường.

Người bán sỉ/người bán lẻ/người mua khác

3a. Bán nông sản cho chủ nợ

2a. Cung cấp vât tư đầu vào Doanh nghiệp/ Thương nhân Những nhà cung cầp đầu vào Nông dân 1a. Mua vât tư đầu

vào/hoặc khoản vay cho nông dân

4a. Trả chênh lệch sau khi cấn trừ giữa khoản cho vay và giá trị nông sản

2b. Mua vât tư đầu vào

1b. Cung cấp khoản vay trực tiếp cho nông dân để mua vật tư

3b. Bán nông sản cho người khác

Ưu điểm của mô hình này là việc cho vay được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng và đáp ứng kịp thời của người nông dân. Tuy nhiên, nhược điểm là người nông dân sẽ bị chịu thiệt vì có thể bị tính lãi quá cao và bị người cho vay mua nông sản với giá thấp hơn thị trường. Mặc dù vậy nhưng nông dân ít có sự lựa chọn khác vì khó có thể tiếp cận được với nguồn vốn vay từ các ngân hàng.

* Hợp đồng bao tiêu sản phẩm

Theo mô hình này, một doanh nghiệp nông nghiệp lớn (ví dụ như những nhà xuất khẩu, những nhà máy hoặc người bán sỉ) ký hợp đồng với nông dân để sản xuất quy mô lớn và thực hiện việc cấp vốn hoặc cung cấp nguyên liệu, vật tư đầu vào cho nông dân với điều kiện sản phẩm sẽ được bán cho họ khi thu hoạch (nghĩa là gắn với hợp đồng mua bán)

Nguồn: Magdalena S. Casuga, 2008

Hình 1.11. Các bên tham gia và các giao dịch trong mô hình hợp đồng bao tiêu Mô hình này thể hiện lợi ích tích cực và cùng có lợi giữa các bên tham gia, không giống như các khoản tín dụng thương nhân. Người nông dân không những nhận vốn từ các doanh nghiệp đầu mối mà còn được hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, chuyển giao công nghệ và dĩ nhiên sẽ có sự giám sát trong thực hiện để đảm bảo tiêu chuẩn cao về chất lượng và số lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn muốn giao dịch với các nông dân sản xuất quy mô lớn hoặc các hợp tác xã, vì vậy, các nông dân sản xuất quy mô lớn sẽ có trách nhiệm tổ chức các nhóm nông dân nhỏ hơn để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp lớn.

Doanh nghiệp

Nông dân sản xuất quy mô lớn

Nông dân sản xuất quy mô nhỏ

Người cung cấp dịch vụ 4. Ký hợp đồng chuyển

giao những dịch vụ: tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và giám sát

3. Phân phối đầu vào hoặc cung cấp những dịch vụ cần thiết.

5. Cung cấp dịch vụ hỗ trợ 7. Bán nông sản

1. Ký hợp đồng bao tiêu 2. Cung cấp đầu vào hoặc khoản vay mua nguyên liệu đầu vào

6. Cung cấp nông sản để bán

9. Trả cho cho nông dân sản xuất quy mô nhỏ 8. Trả cho cho nông dân sản xuất quy mô lớn

Mô hình cho vay này có nhiều sự tham gia của các nhân tố bên ngoài nên sẽ giảm đáng kể rủi ro trong thương mại hoặc rủi ro trong sản xuất. Ngoài ra, vì khoản vay được gắn với hợp đồng bao tiêu sản phẩm nên rủi ro cho khoản nợ không thanh toán sẽ được giảm đáng kể vì người mua có sẵn thị trường đầu ra cho nông sản. Về mặt chi phí, bên cạnh chi phí sản xuất, các doanh nghiệp còn phải chi cho hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, chuyển giao công nghệ và giám sát. Tuy nhiên, chi phí này sẽ giảm xuống khi hệ thống trang thiết bị sản xuất của nông dân hoàn thiện.

Ưu điểm của hình thức này là nông dân sẽ được cung cấp vật tư, đầu vào với giá rẻ vì mua hàng với số lượng lớn, ngoài ra, còn được tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật và đặc biệt là được cập nhật các công nghệ sản xuất mới nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp đầu mối sẽ có nguồn cung ổn định đảm bảo chất lượng theo yêu cầu. Tuy nhiên, phương thức này cũng có những nhược điểm giống như tín dụng của thương nhân, các khoản vay nói chung chỉ hạn chế cho mục đích sản xuất, không có nhiều để đầu tư cho tăng trưởng, mở rộng doanh nghiệp. Ngoài ra, người nông dân cũng có thể phải chịu những thiệt thòi như: phải chịu giá vật tư đầu vào và lãi suất cao hơn thị trường trong khi phải bán nông sản cho doanh nghiệp với giá thấp hơn thị trường. Cuối cùng, vì quy mô sản xuất đòi hỏi lớn hơn nhiều so với tín dụng của thương nhân nên các doanh nghiệp thường có xu hướng hợp đồng với một vài nhà sản xuất lớn hơn là nhiều nhà sản xuất nhỏ lẻ để ít tốn kém và có tổ chức hơn. Vì vậy, những nông dân có quy mô sản xuất nhỏ sẽ ít có cơ hội được tham gia.

* Biên nhận lưu kho

Trong phương thức này, nông dân sau khi thu hoạch nông sản sẽ ký gửi tại một kho hàng và sẽ được cấp biên nhận lưu kho. Người nông dân dùng biên nhận này để dùng làm tài sản thế chấp để vay vốn từ ngân hàng hoặc các nhà cho vay khác với cam kết là tiền thu được từ việc bán sản phẩm đang lưu kho trước hết phải được sử dụng để trả nợ.

Nguồn: Magdalena S. Casuga, 2008

Hình 1.12. Các bên tham gia và các giao dịch trong mô hình biên nhận lưu kho

Phương thức này thường được dành cho các mục đích sau sản xuất (ví dụ như cho hoạt động chế biến hoặc tiếp thị). Như vậy, tài chính có thể hoặc không cần phải "liên kết" với các giao dịch khác trong chuỗi. Khoản vay này không gắn liền với bất cứ thỏa thuận mua bán nào và do đó, mối quan hệ không phải là bắt buộc. Nó chỉ ràng buộc khi người vay không trả được khoản nợ của mình, trong trường hợp này, người cho vay có quyền định đoạt số hàng hóa đang lưu kho được dùng làm tài sản thế chấp.

Ngoài nhà kho, phương thức này ngoài những người vay, người cho vay còn có những bên như là: i) dịch vụ kiểm tra và cấp giấy phép; và ii) dịch vụ bảo hiểm. Các dịch vụ này thực hiệ việc kiểm định để đảm bảo rằng các kho đã được chứng nhận đạt được các tiêu chuẩn cần thiết để lưu trữ hàng hóa. Việc này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho cả người gửi hàng và người cho vay. Mặt khác, các dịch vụ bảo hiểm bảo vệ người gửi tiền và người cho vay đối với thiệt hại do thiên tai và /hoặc hoạt động tội phạm gây ra.

Việc yêu cầu phải tuân thủ các "tiêu chuẩn" sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và thu hồi vốn vay, đây là mấu chốt cho hiệu quả của mô hình này trong việc. Ưu điểm của

7a. Trả tiền vay

2. Phát hành chứng nhận lưu kho Người cho vay Nông dân/

thương lái Kho lưu

3. Thế chấp biên nhận để vay

4. Chấp nhận thế chấp và cho vay

7b. Bảo đảm hàng hóa còn trong kho trong trường hợp người vay không trả nợ 1. Ký gửi hàng hóa 5. Bán nông sản 6. Trả tiền mua Bảo hiểm Người bán sỉ/ người bán lẻ/ người mua khác Kiểm tra và cấp phép

nguồn cung cấp đáng tin cậy và chất lượng cho phép các nhà sản xuất hoặc thương nhân: i) giảm tổn thất sau thu hoạch (ví dụ do sự hư hỏng và sâu bệnh làm ảnh hưởng đến sản lượng) làm tăng năng suất, ii) sau khi thu hoạch không bán liền mà lưu kho để tránh việc rớt giá do vào mùa nên nguồn cung nhiều. Hạn chế lớn nhất của phương thức này liên quan đến môi trường pháp lý và điều hành như các vấn đề về quyền sở hữu hàng hoá nhập kho, sự chấp nhận biên lai như là tài sản thế chấp hợp lệ và khả năng chuyển nhượng các khoản thu như vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)