Tổng quan về nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 68)

9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

2.1. Tổng quan về nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Ninh Thuận * Điều kiện tự nhiên

Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triền kinh tế - xã hội. Địa hình của tỉnh Ninh Thuận có dạng chính là núi, đồi gò bán sơn địa và đồng bằng ven biển, có khí hậu khô hạn nhất cả nước, điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trung là khô, nóng, gió nhiều. Tuy vậy, khí hậu khô hạn cũng tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển của một số ngành hàng nông lâm thủy sản (NLTS) đặc thù như nho, táo, tỏi, bò, dê, cừu, giống cây lương thực (lúa, ngô), và muối. Về đất đai, đến 31/12/2015, tổng quỹ đất của tỉnh có hơn 335,5 nghìn ha. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm 83,24%, diện tích đất phù sa, đất dốc tụ có chất lượng khá tốt, thích hợp với nhiều cây trồng chỉ có 25,3 ngàn ha, chiếm 7,6% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh.

* Tình hình phát triển kinh tế, xã hội:

Ninh Thuận đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cao hơn so với cả nước trong giai đoạn 2011-2015. Trong giai đoạn này, tăng trưởng GDP của Ninh Thuận (theo giá so sánh 2010) đạt 8,7%; cao hơn 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng 5,8% của cả nước trong cùng giai đoạn. Trong đó, khu vực NLTS tăng trưởng 3,0%, cao hơn 1,1 lần so với tốc độ tăng trưởng 2,8% của cả nước. Tổng GDP của Ninh Thuận (theo giá hiện hành) năm 2015 đạt 17.227,7 tỷ đồng, trong đó: Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất (38,9% GDP); đứng thứ hai là khu vực NLTS chiếm 36,3% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 24,8% GDP. Trong cơ cấu GDP của cả nước, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 17% GDP; đứng đầu là khu vực dịch vụ, chiếm 39,7% GDP; thứ đến là khu vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 33,2% GDP.

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận và tổng hợp của tác giả

Hình 2.1. Cơ cấu tổng sản phẩm GDP phân theo ba khu vực kinh tế

Các điều kiện về tự nhiên, xã hội như đã trình bày ở trên cho thấy, Ninh Thuận rất phù hợp cho phát triển ngành nông nghiệp, trong đó, với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với phát triển nông nghiệp, ngoài ra, với đặc trưng về nắng, gió, Ninh Thuận đang có những nông sản đặc thù như nho, táo và tỏi,...

2.1.2. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận

Nông nghiệp và thủy sản là hai ngành có đóng góp chủ yếu cho giá trị sản xuất. Năm 2015, giá trị sản xuất nông nghiệp dứng đầu, đạt 6.430,3 tỷ đồng, chiếm 51,7% tổng giá trị sản xuất toàn ngành; thủy sản đạt 5.965,9 tỷ đồng, chiếm 48% và lâm nghiệp đạt 35 tỷ đồng, chiếm 0,3%. Trong giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng giá trị sản xuất khu vực NLTS (theo giá so sánh 2010) đạt 3,3% hàng năm; trong đó, tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1,8%, lâm nghiệp 10,2% và thủy sản đạt 5,1%.

0,0% 20,0% 40,0% 60,0% 80,0% 100,0% 120,0% 2011 2012 2013 2014 2015 34,5% 35,9% 38,4% 37,7% 38,9% 20,4% 20,5% 22,0% 23,8% 24,8% 45,1% 43,6% 39,6% 38,5% 36,3% TỔNG SẢN PHẨM TRONG TỈNH

Nguồn: Cục Thống Kê Ninh Thuận, 2015

Hình 2.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011- 2015

Chuyển dịch cơ cấu trong giai đoạn 2011-2015 diễn ra theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp; tăng tỷ trọng ngành thủy sản. Đóng góp của nông nghiệp trong giá trị sản xuất của khu NLTS (theo giá hiện hành) đã giảm 1,5% từ 53,2 xuống 51,7%. Tương tự, lâm nghiệp giảm 0,2% từ 0,5% còn 0,3%; ngược lại, thủy sản tăng 1,6% từ 46,4% lên 48%.

2.2. Khái quát thực trạng chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

2.2.1. Các dạng chuỗi giá trị nông sản tại Ninh Thuận

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận, đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản với các hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm cùng sở thích và hộ nông dân trong một số mặt hàng, ví dụ như mía đường, thuốc lá, sắn, nho, dê, cừu, tôm thương phẩm, giống cây trồng, rau an toàn, táo,... Qua khảo sát thực trạng cho thấy, hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có hai dạng chuỗi sản phẩm nông nghiệp: chuỗi các sản phẩm đặc thù và chuỗi các loại nông sản khác.

2.2.1.1. Chuỗi sản phẩm nông sản đặc thù của tỉnh

Từ năm 2011, với sự tài trợ của Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp (IFAD) - 1.000,0 2.000,0 3.000,0 4.000,0 5.000,0 6.000,0 7.000,0 2011 2012 2013 2014 2015

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Theo giá hiện hành Giá giá so sánh 2010

dựng và phát triển 8 chuỗi giá trị cho các sản phẩm đặc thù gồm Táo, Nho, Tỏi, Chuối, Bò, Heo đen, Dê và Cừu. Tham gia các chuỗi giá trị này gồm 10 doanh nghiệp liên kết sản xuất với 992 hộ nông dân và ký kết 307 hợp đồng liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm với 58 hợp đồng nhóm và 249 hợp đồng đối với cá nhân mỗi hộ. Các doanh nghiệp cam kết thu mua nông sản của bà con nông dân với giá bằng, hoặc cao hơn giá thị trường từ 1% đến 3% (báo cáo Trung tâm Khuyến Công Ninh Thuận, 2016). Trong mô hình chuỗi giá trị các sản phẩm đặc thù của tỉnh chuỗi giá trị được thực hiện theo 5 khâu trước khi đến người tiêu dùng cuối cùng, ở mỗi khâu có những tác nhân chính tham gia. Cụ thể, tác nhân chính tham gia ở khâu đầu vào là các nhà cung ứng vật tư đầu vào cho nông nghiệp như cơ sở sản xuất giống cây trồng, các đại lý phân bón, thuốc trừ sâu. Tác nhân chính trong khâu sản xuất nông nghiệp là người nông dân. Tham gia khâu chế biến, tùy theo kênh phân phối, tác nhân có thể là các công ty chế biến hoặc các chủ vựa trong tỉnh, nếu nông sản được thu mua để chế biến thành những sản phẩm như rượu, mứt,.. thì tác nhân chính của khâu này sẽ là công ty chế biến; nếu tiêu thụ trực tiếp nông sản thì tác nhân tham gia khâu này sẽ là các chủ vựa thực hiện công việc như làm sạch, phân loại, đóng gói, đóng thùng,... Trong khâu thu gom các nông sản đặc thù, tác nhân chính tham gia là các thương lái, chủ các vựa trong tỉnh. Thương mại là khâu có nhiều tác nhân tham gia nhất gồm chủ vựa trong tỉnh, chủ vựa ngoài tỉnh, người bán lẻ trong tỉnh và người bán lẻ ngoài tỉnh.

Ngoài ra, tham gia chuỗi còn có những cơ quan thực hiện các hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ chuỗi như Dự án Tam nông, Trung tâm khuyến nông thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh, các ngân hàng. Dự án Tam nông sẽ hỗ trợ các hoạt động xây dựng, duy trì và nâng cấp chuỗi, làm đầu mối trong việc tài trợ vốn của các Tổ chức phi chính phủ. Trung tâm khuyến nông tỉnh thực hiện việc hỗ trợ người trồng xây dựng mô hình VietGap cho nông sản với các lớp tập huấn, khuyến khích người nông dân tham gia sản xuất theo mô hình này bằng cách hỗ trợ 50% chi phí vật tư nông nghiệp. Bên cạnh đó, Trung tâm còn thường xuyên tổ chức tập huấn, chuyển giao các kỹ thuật trồng trọt cho nông dân, hỗ trợ nông dân cách xử lý khi phát hiện những dịch bệnh lạ trên cây trồng. Ngân hàng thực hiện việc hỗ trợ cho các tác nhân trong chuỗi vay vốn theo các chủ trương, chính sách của Nhà nước.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Giải thích hình:

Các giai đoạn sản xuất/khâu:

Các tác nhân chính thực hiện các khâu trong chuỗi: Người tiêu dùng cuối cùng:

Nhà hỗ trợ chuỗi giá trị:

Hình 2.3. Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp đặc thù tỉnh Ninh Thuận

2.2.1.2. Chuỗi giá trị nông sản khác

Ngoài các chuỗi giá trị nông sản đặc thù, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận còn tồn tại các chuỗi giá trị nông nghiệp khác như: chuỗi giá trị giống cây trồng (gồm bắp, lúa), chuỗi giá trị mía cây nguyên liệu, chuỗi giá trị măng tây,... với hơn 1.800 hộ tham gia liên kết.

Các Chuỗi giá trị này được thiết lập trên cở sở hợp đồng giữa người nông dân với doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp sẽ tài trợ vốn, vật tư, phân bón và kỹ thuật cho nông dân canh tác, sau khi thu hoạch công ty sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm với mức giá đã ký kết ban đầu.

Sản xuất Thu mua Sản xuất Phân phối Cung cấp

đầu vào Tiêu

oạ t đ ng Giống Phân bón Thuốc BVTV Kỹ thuật canh tác Làm đất Trồng cây Chăm sóc Thu hoạch Thu mua Vận chuyển Làm sạch/ sơ chế/ chế biến Đóng gói Bán sỉ Bán lẻ Tác nhâ n Doanh nghiệp đầu mối

Nông dân Doanh

nghiệp đầu mối Doanh nghiệp đầu mối Người bán sỉ, người bán lẻ

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Giải thích hình:

Các giai đoạn sản xuất/khâu:

Các tác nhân chính thực hiện các khâu trong chuỗi: Người tiêu dùng cuối cùng:

Nhà hỗ trợ chuỗi giá trị:

Hình 2.4. Sơ đồ chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận

Trong mô hình chuỗi giá trị này, mặc dù cũng được thực hiện qua 5 khâu trước khi đến người tiêu dùng tuy nhiên tác nhân chính tham gia ở mỗi khâu sẽ khác so với chuỗi giá trị nông sản đặc thù của Ninh Thuận. Doanh nghiệp đầu mối sẽ là tác nhân chính ở các khâu: cung cấp đầu vào, thu mua, khâu sản xuất và cả phân phối. Tác nhân chính tham gia trong khâu sản xuất nông nghiệp là người nông dân. Vì vậy, tham gia trong chuỗi này chỉ có hai tác nhân chính đó là doanh nghiệp và người nông dân.

Cũng như các chuỗi sản phẩm nông nghiệp đặc thù, chuỗi giá trị các nông sản khác của Ninh Thuận cũng có sự hỗ trợ của các cơ quan có liên quan như Trung tâm khuyến nông thuộc Sở NN&PTNT tỉnh, Các ngân hàng. Tuy nhiên, các chuỗi này chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Dự án Tam nông của tỉnh.

Người tiêu dùng

2.2.2. Nhu cầu vốn của các tác nhân tham gia chuỗi và kênh tiêu thụ

2.2.2.1. Nhu cầu vốn của các tác nhân tham gia chuỗi

Chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp của Ninh Thuận gồm các chức năng cơ bản: chức năng đầu vào cho trồng trọt bao gồm cây giống, vật tư nông nghiệp,...; chức năng sản xuất bao gồm các hoạt động trồng và thu hoạch; chức năng thu gom là chức năng trung gian vận chuyển nông sản từ người sản xuất đến các tác nhân tiếp theo của chuỗi; chức năng chế biến bao gồm các hoạt động chế biến; chức năng thương mại bao gồm các hoạt động mua bán đến người tiêu dùng trong hoặc ngoài tỉnh Ninh Thuận. Tương ứng với mỗi chức năng trong chuỗi có ít nhất một tác nhân tham gia chuỗi và các tác nhân này nối kết với nhau thành một hệ thống cung ứng lẫn nhau từ sản xuất đến tiêu thụ gọi là hệ thống chuỗi (Nguyễn Phú Son và cộng sự, 2012). Theo Báo cáo kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận do Dự án hỗ trợ tam nông tỉnh thực hiện, các tác nhân chính tham gia chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh Ninh Thuận gồm: người cung cấp vật tư đầu vào, người trồng, thương lái thu mua, người bán lẻ, chủ vựa (trong và ngoài tỉnh) và công ty chế biến (trong tỉnh).

* Người cung cấp vật tư đầu vào

Vật tư đầu vào gồm phân bón, thuốc trừ sâu, các vật tư cần thiết cho sản xuất nông nghiệp, theo Báo cáo của Dự án Tam nông, có hơn 85% các cơ sở cung cấp vật tư đầu vào trên địa bàn tỉnh được tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ nhận biết chất lượng hàng hóa và các qui định cũng như kỹ thuật sử dụng. Phương thức hoạt động của các cơ sở này phần lớn là hỗ trợ vốn cho nông dân bằng cách bán trả chậm vào cuối vụ, hoặc trả trước một phần (chiếm 66%), chỉ có 34% nông dân trả tiền mặt khi mua vật tư nông nghiệp. Theo khảo sát của Dự án Tam nông tỉnh, hầu hết các cơ sở cung cấp vật tự đầu vào của tỉnh đều vay vốn ngân hàng để có đủ vốn kinh doanh và bán trả chậm cho nông dân.

* Người trồng (nông dân)

Qua khảo sát 184 hộ nông dân tham gia các chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cho thấy, nông dân có độ tuổi từ 31-40 chiếm đa số trong mẫu được khảo sát (47,8%), có 67,4% chủ hộ là nam và 23,6% là nữ, giới tỉnh của chủ hộ là một trong

2012). Số lượng nông dân có kinh nghiệm sản suất từ 5-10 năm chiếm 49,5%. Học vấn chủ yếu là cấp 1 (chiếm 47,8%) và cấp 2 (39,7%). Qua đặc tính của chủ hộ cho thấy các hộ nông dân tham gia chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chủ yếu là nam, trong độ tuổi lao động, có kinh nghiệp sản xuất từ 5 đến 10 năm. Vì vậy có nhiều thuận lợi trong quá trình canh tác.

Bảng 2.1. Các đặc điểm nông dân tham gia chuỗi giá trị ở Ninh Thuận Chỉ tiêu Đặc điểm Số lượng (n=184) Tỷ lệ (%)

Tuổi 21-30 26 14,1

31-40 88 47,8

41-50 67 36,4

51-60 2 1,1

Trên 60 1 0,5

Kinh nghiệm Ít hơn 5 năm 45 24,5

5-10 năm 91 49,5 Hơn 10 năm 48 26,1 Giới tỉnh Nam 124 67,4 Nữ 60 32,6 Học vấn Mù chữ 9 4,9 Cấp 1 88 47,8 Cấp 2 73 39,7 Cấp 3 12 6,5 Cao đẳng, đại học, sau đại học 2 1,1

Nguồn: qua khảo sát và tổng hợp của tác giả

Vốn phục vụ cho sản xuất: Phần lớn các nông hộ trên địa bàn tỉnh đều thiếu vốn, có đến 88,1% hộ được khảo sát cho rằng họ thiếu vốn sản xuất (chỉ có 11,9% hộ cho là đủ vốn để sản xuất. Khi thiếu vốn sản xuất các hộ thường phải vay mượn nhưng 51% được vay vốn từ ngân hàng.

Thương lái là những người thu gom, mua nông sản trực tiếp từ các nhà vườn. Khi mua, các thương lái thường thanh toán bằng tiền mặt và không có hợp đồng trước khi mua. Theo kết quả báo cáo của Dự án Tam nông tỉnh, nhu cầu vốn trung bình của thương lái là 45 triệu đồng (cao nhất là 50 triệu đồng, thấp nhất là 40 triệu đồng). Có 66,7% thương lái thiếu vốn với tỷ lệ thiếu chiếm khoảng 43% so với nhu cầu vốn hiện tại. Để giải quyết tình trạng thiếu vốn hiện tại, các thương lái thường đi vay mượn và vận độg người thân, gia đình (có 80% là đi vay vốn từ ngân hàng, vay các nguồn khác, còn lại 20% vận động gia đình, người thân).

* Người bán sỉ/chủ vựa

Người bán sỉ hoặc chủ vựa là những cơ sở thu mua lại nông sản của các thương lái hoặc mua trực tiếp từ nhà vườn (thường những vườn lớn). Vì vậy, các vừa thu mua thường là các cơ sở kinh doanh lớn, nguồn vốn nhiều, có nhiều mối hàng để phân phối nông sản trong và ngoài tỉnh. Những người bán sỉ thường thanh toán bằng tiền mặt khi thu mua, tuy nhiên khi bán cho người bán lẻ trong tỉnh hoặc người bán sỉ ngoài tỉnh thường được thanh toán bằng hình thức gối đầu nên nhu cầu vốn của các vựa thu mua nông sản trong tỉnh thường lớn, trung bình khoảng 150 triệu đồng.

* Người bán lẻ

Người bán lẻ là những người mua nông sản từ các vựa/người bán sỉ để bán lại cho người tiêu dùng. Những người bán lẻ nông sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận hầu hết là những người bán có qui mô nhỏ, nguồn vốn không nhiều, doanh thu hàng ngày ít, khi mua hàng từ các vựa/người bán sỉ được thanh toán theo hình thức gối đầu nên nhu cầu vốn vay thường không lớn.

* Các công ty chế biến

Ngoài hai công ty Giống cây trồng Nha Hố và công ty mía đường Phan Rang, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận các công ty chế biến sản phẩm từ nông sản không nhiều, quy mô còn nhỏ, năng lực sản xuất thấp, chi phí sản xuất cao nên sản phẩm sản xuất ra chưa có tính cạnh tranh. Công ty có thể tự chủ về nguồn vốn nhưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)