Phƣơng tiện hữu hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng thu dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn lâm đồng (Trang 101 - 102)

6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

4.4.4 Phƣơng tiện hữu hình

Tiến hành khảo sát, đánh giá môi trƣờng kinh doanh và hiệu quả hoạt động của các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc, qua đó đƣa ra các quyết định cụ thể về mạng lƣới hoạt động nhƣ nâng cấp các phòng giao dịch hoạt động có hiệu quả, sát nhập các chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động kém hiệu quả hoặc có thể thay đổi địa điểm giao dịch của các chi nhánh, phòng giao dịch để đảm bảo ở vị trí thuận lợi, có điều kiện phát triển nh m tăng cƣờng khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, gia tăng nền khách hàng và tăng cƣờng quảng bá hình ảnh của Agribank.

Cần rà soát, lập đề án quy hoạch, xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo hệ thống cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh phù hợp với định hƣớng phát triển ngân hàng hiện đại.

Hoàn thiện, chuẩn hóa các điểm giao dịch, trang bị phƣơng tiện, cơ sở vật chất thống nhất toàn tỉnh. Tiếp tục xây dựng và giữ vững hình ảnh, thƣơng hiệu Agribank là ngân hàng hiện đại, có truyền thống, uy tín đƣợc khách hàng tín nhiệm, ngân hàng số một tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn ở Lâm Đồng, một ngân hàng thân thiện, thuận tiện và am hiểu địa phƣơng.

Nghiên cứu phân loại khách hàng để có chính sách chăm sóc phù hợp với từng đối tƣợng và từng thời điểm. Thƣờng xuyên nghiên cứu thị trƣờng và các đối thủ cạnh tranh, từ đó có những giải pháp chỉ đạo, điều hành một cách cụ thể, linh hoạt, sáng tạo, đảm bảo tính cạnh tranh, giữ vững và thu hút khách hàng, không ngừng mở rộng thị phần. Phát hành thẻ khách hàng theo hạng đồng, bạc, vàng, bạch kim để áp dụng chính sách ƣu đãi khi giao dịch, sử dụng dịch vụ tài chính của Agribank và các chƣơng trình chăm sóc khách hàng khác. Triển khai phòng/quầy giao dịch VIP, có chính sách ƣu đãi riêng đối với khách hàng lớn, khách hàng truyền thống. Hoàn thiện cơ chế, thực hiện nhất quán và ổn định chính sách chăm sóc toàn diện đối với khách hàng.

Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp thị và truyền thông, phát triển thƣơng hiệu và văn hóa doanh nghiệp trong toàn tỉnh hƣớng tới văn minh, sáng tạo, năng động, chủ động, kịp thời, bài bản và chuyên nghiệp. Đẩy mạnh chiến lƣợc quảng bá, tuyên truyền, tiếp thị sản phẩm dịch vụ. Đối với dịch vụ thanh toán trong nƣớc cần thƣờng xuyên triển khai các chƣơng trình quảng bá về sản phẩm thanh toán; đẩy mạnh công tác tiếp thị sản phẩm dịch vụ tại quầy giao dịch và khách hàng. Hợp tác, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông trong và ngoài tỉnh để chủ động cung cấp thông tin, quảng bá sản phẩm, những đóng góp của Agribank trong phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.

Xây dựng cổng thông tin điện tử hoạt động của Agribank theo mô hình của Agribank Trung ƣơng song có đặc trƣng của Lâm Đồng, trở thành kênh truyền thông hấp dẫn, tin cậy, phản ánh đa dạng các thông tin, đảm bảo tính thời sự và hoạt động nhƣ một tờ báo mạng. Tăng cƣờng sử dụng các kênh quảng bá đƣợc nhiều khách hàng quan tâm nhƣ Facebook, và các mạng xã hội khác thông qua đội ngũ cán bộ nhân viên Agribank trên toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng thu dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn lâm đồng (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)