Dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng thu dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn lâm đồng (Trang 26)

6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2 Dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

Sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Cơ sở khách quan của sự ra đời và phát triển của dịch vụ phi tín dụng là sự đòi hỏi nhu cầu của nền kinh tế về các dịch vụ tài chính gắn liền với quá trình tạo ra thu nhập và quá trình sử dụng thu nhập, quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của khách hàng. Nhu cầu, mong muốn và cách thức sử dụng dịch vụ của nền kinh tế nói chung và của khách hàng nói riêng là yếu tố quyết định về sự ra đời cả về số lƣợng, kết cấu, chất lƣợng và kết quả phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại.

Do hoạt động tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro cao. Hiện nay, hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn những rủi ro. ên cạnh đó chênh lệch lãi suất giữa lãi đầu ra và lãi suất đầu vào dần bị thu hẹp đã ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả lợi nhuận của Ngân hàng thƣơng mại. Vì vậy, các Ngân hàng thƣơng mại muốn tồn tại và phát triển thì không còn con đƣờng nào tốt hơn là lựa chọn phát triển dịch vụ phi tín dụng. Từ đó giúp các ngân hàng tăng hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu rủi ro tín dụng trên cơ sở đa dạng các loại hình dịch vụ. Việc tiếp cận phát triển dịch vụ phi tín dụng trong điều kiện ngày nay của các Ngân hàng thƣơng mại có thể là biện pháp hữu hiệu để thực hiện tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, giảm rủi ro và giảm tình trạng nợ xấu.

Sự phát triển của khoa học và công nghệ ngân hàng. Nhiều năm trở lại đây các ngân hàng đã và đang chuyển sang sử dụng hệ thống ngân hàng hiện đại. Sự phát triển của khoa học và công nghệ ngân hàng đã thúc đẩy các hoạt động của dịch vụ ngân hàng phát triển một cách nhanh chóng.

1.2.2 Dấu hiệu nhận biết dịch vụ phi tín dụng

Khi khách hàng thực hiện giao dịch với ngân hàng thì ngân hàng không phải sử dụng đến nguồn vốn (hoặc nếu có thì sử dụng không nhiều nguồn vốn) để thực hiện giao dịch.

Khách hàng giao dịch với ngân hàng thì khách hàng phải chi trả một khoản phí khi ngân nàng thực hiện cung ứng các dịch vụ cho khách hàng. Thu nhập của ngân hàng lúc này đƣợc thực hiện dƣới dạng thu phí chứ không phải thực hiện dƣới dạng thu lãi và trả lãi (lãi suất) nhƣ dịch vụ tín dụng.

1.2.3 Khái niệm dịch vụ phi tín dụng

Dịch vụ phi tín dụng ngân hàng thƣơng mại là một bộ phận của dịch vụ ngân hàng, đó là những dịch vụ liên quan đến việc mua bán các công cụ tài chính giữa ngân hàng với khách hàng, trong đó ngân hàng không sử dụng đến tài sản nợ mà dựa trên khả năng công nghệ, phƣơng tiện, nguồn nhân lực của ngân hàng để cung cấp cho khách hàng nh m tạo ra thu nhập cho ngân hàng b ng các khoản phí thu đƣợc từ khách hàng. Các dịch vụ phi tín dụng không bao gồm huy động vốn và cho vay.

Dịch vụ phi tín dụng có thể phát sinh đồng thời với hoạt động của dịch vụ tín dụng nh m đáp ứng nhu cầu tiền gửi và tiền vay của khách hàng nhƣ mong muốn.

Qua những phân tích nhƣ trên về dịch vụ ngân hàng, tác giả đƣa ra quan điểm về khái niệm dịch vụ ngân hàng phi tín dụng nhƣ sau:

“Dịch vụ ngân hàng phi tín dụng là một bộ phận của dịch vụ ngân hàng đƣợc ngân hàng cung cấp tới khách hàng để đáp ứng nhu cầu về tài chính, tiền tệ của khách hàng nh m trực tiếp hoặc gián tiếp đem lại cho ngân hàng một khoản thu nhập b ng các khoản phí xác định thu đƣợc từ khách hàng, không bao gồm dịch vụ tín dụng”.

1.2.4 Đặc điểm của dịch vụ phi tín dụng

1.2.4.1Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng thƣơng mại

Tính vô hình: Về bản chất, dịch vụ không có tính hữu hình về vật chất hay nói cách khác, dịch vụ là một hành động, sự thi hành, một n lực trong khi hàng hóa là một vật thể, thiết bị, đồ đạc. Do vậy ngƣời ta không thể nhìn thấy, sờ thấy hay nếm thử đối với dịch vụ. Điều này gây khó khăn trong việc đánh giá dịch vụ. Tuy nhiên, tính vô hình của dịch vụ lại có nhiều cấp độ khác nhau. Không phải tất cả các dịch vụ đều hoàn toàn có tính vô hình vì cho dù dịch vụ là sự thi hành, thực hiện nhƣng hầu hết các dịch vụ đều đƣợc h trợ bởi những vật thể hữu hình và những vật thể hữu hình đó đƣợc gọi là dấu hiệu vật chất của dịch vụ. Nhiều dịch vụ ngân hàng chứa đựng một số yếu tố hữu hình cho phép ngƣời ta dựa vào đó có thể phán đoán đƣợc dịch vụ nhƣ: Để đánh giá dịch vụ thẻ của một ngân hàng ngƣời ta có thể dựa vào số lƣợng máy ATM của ngân hàng đó để đƣa ra nhận định về dịch vụ thẻ của ngân hàng này. Đƣơng nhiên, nếu chỉ dựa vào yếu tố duy nhất là số lƣợng máy ATM thôi chƣa đủ nhƣng đó cũng là một trong những cơ sở để khách hàng nhận định về chất lƣợng dịch vụ thẻ của ngân hàng.

Tính không tách rời: Khác với hàng hóa có đặc điểm sản xuất tách rời tiêu dùng, tính không tách rời hình thành từ việc dịch vụ đang đƣợc xử lý hoặc trải nghiệm. Do đó dịch vụ ngân hàng trở thành một hành động xảy ra cùng lúc với sự hợp tác giữa ngƣời tiêu dùng và nhà cung cấp – ngân hàng và định chế tài chính. Các dịch vụ ngân hàng đƣợc bán rồi mới đƣợc sản xuất và tiêu dùng. Ví dụ nhƣ

dịch vụ thẻ tại một ngân hàng: khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ thẻ tức là ngân hàng thực hiện việc bán dịch vụ thẻ cho khách hàng rồi mới thực hiện làm thẻ và khách hàng mới sử dụng thẻ.

Tính không đồng nhất: Dịch vụ không thể đƣợc cung cấp hàng loạt, tập trung nhƣ sản xuất hàng hoá. Do vậy, nhà cung cấp khó kiểm tra chất lƣợng theo một tiêu chuẩn thống nhất. Mặt khác, sự cảm nhận của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ lại chịu tác động mạnh bởi kỹ năng, thái độ của ngƣời cung cấp dịch vụ. Sức khoẻ, sự nhiệt tình của nhân viên cung cấp dịch vụ vào buổi sáng và buổi chiều có thể khác nhau. Do vậy, khó có thể đạt đƣợc sự đồng đều về chất lƣợng dịch vụ ngay trong một ngày. Dịch vụ càng nhiều ngƣời phục vụ thì càng khó đảm bảo tính đồng đều về chất lƣợng.

Tính khó xác định: Đặc trƣng về tính không đồng nhất đã dẫn đến việc khó xác định chất lƣợng dịch vụ. Ngoài ra, chất lƣợng dịch vụ ngân hàng còn đƣợc cấu thành từ nhiều yếu tố nhƣ uy tín, thƣơng hiệu, quy mô hình ảnh, công nghệ của ngân hàng, và trình độ cán bộ… Những yếu tố này ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng dịch vụ ngân hàng nhƣng thƣờng xuyên thay đổi nên dịch vụ ngân hàng khó có thể đƣợc xác định một cách chính xác.

Dòng thông tin hai chiều: Dịch vụ ngân hàng không đơn giản là sự mua sắm một lần rồi kết thúc mà liên quan đến một chu i các giao dịch hai chiều thƣờng xuyên trong khoảng thời gian cụ thể. Kiểu tƣơng tác nhƣ trên cung cấp cho các ngân hàng những thông tin quý giá về khách hàng liên quan đến sở thích, nhu cầu, yêu cầu của khách hàng… để từ đó ngân hàng có những điều chỉnh thích hợp trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng.

Tính đa dạng phong phú và không ngừng phát triển: Hiện nay trên thế giới có từ vài chục đến hàng trăm loại dịch vụ ngân hàng khác nhau. Các ngân hàng đang cố gắng phát triển theo hƣớng kinh doanh đa năng chứ không chỉ đơn thuần thực hiện những nghiệp vụ truyền thống nhƣ trƣớc kia. Với m i loại hình dịch vụ, các ngân hàng đều cố gắng đa dạng hóa các hình thức cung cấp. Ngoài ra, nhiều dịch vụ ngân hàng ra đời và phát triển với sự h trợ đắc lực của công nghệ thông

tin. Không chỉ có các dịch vụ hiện đại mới sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại mà các dịch vụ truyền thống cũng đang đƣợc cải tiến với hàm lƣợng công nghệ thông tin cao.

1.2.4.2 Đặc trƣng riêng của dịch vụ phi tín dụng

Ngoài những đặc điểm chung của dịch vụ ngân hàng, dịch vụ phi tín dụng còn có những đặc trƣng riêng:

Ngân hàng không phải sử dụng hoặc nếu có thì sử dụng không nhiều nguồn vốn để thực hiện giao dịch.

Ngân hàng cung ứng các dịch vụ phi tín dụng chỉ phải bỏ ra một khoản chi phí rất nhỏ, chủ yếu sử dụng công nghệ, thu lại một khoản phí từ khách hàng. Khoản thu này là phí chứ không phải thu lãi nhƣ dịch vụ tín dụng.

Dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thƣơng mại là dịch vụ tƣơng đối an toàn, rủi ro thấp.

Dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng đa dạng, phong phú, các dịch vụ gắn liền, đồng bộ, có tính h trợ và liên kết chặt chẽ với nhau.

Theo xu hƣớng phát triển của công nghệ, các dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng phát triển theo hƣớng phát triển của công nghệ.

1.2.5 Các dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại

Dịch vụ Thanh toán trong nƣớc: gồm các dịch vụ chuyển tiền trong nƣớc; dịch vụ thu hộ, chi hộ, ủy nhiệm thanh toán; dịch vụ kết nối khách hàng; dịch vụ thanh toán hóa đơn; dịch vụ nhờ thu tự động.

Dịch vụ Thanh toán quốc tế: gồm các dịch vụ chuyển tiền nƣớc ngoài; L/C; phát hành bảo lãnh nhập hàng; dịch vụ kiều hối; dịch vụ thanh toán quốc tế khác.

Kinh doanh ngoại hối: hoạt động mua, bán và kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý.

Dịch vụ thẻ: gồm các dịch vụ rút, ứng tiền mặt thẻ nội địa, thẻ quốc tế; chuyển khoản trong cùng hệ thống, liên ngân hàng tại ATM/EDC; hoạt động của đơn vị chấp nhận thẻ nội địa, thẻ quốc tế; phát hành thẻ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế; chuyển đổi ngoại tệ giao dịch thẻ.

Dịch vụ khác: gồm dịch vụ ngân quỹ, nghiệp vụ ủy thác và đại lý; dịch vụ tƣ vấn; kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm; nghiệp vụ chiết khấu, dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ két…

1.2.6 Ý nghĩa của việc phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại thƣơng mại

Đối với xã hội và nền kinh tế:

Dịch vụ phi tín dụng phát triển tạo điều kiện cho ngân hàng hội nhập kinh tế quốc tế liên kết các dịch vụ tài chính. Xu hƣớng chung của các ngân hàng hiện nay là đa chức năng với mạng lƣới chi nhánh rộng khắp. Hiện tại, trên thế giới có rất nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, để có thể hòa nhập với hệ thống ngân hàng chung của thế giới thì m i ngân hàng phải tự phát triển dịch vụ của mình. Các ngân hàng nhỏ không đủ năng lực cung cấp nhiều loại dịch vụ thì có thể liên kết, hợp tác h trợ cho nhau, đảm bảo có thể tối ƣu hóa các dịch vụ cung ứng cho khách hàng.

Hoạt động dịch vụ phi tín dụng phát triển đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, tiết kiệm chi phí xã hội. Khi các cá nhân mở tài khoản và sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng nhiều hơn giúp tăng cƣờng lƣu thông tiền tệ trong nền kinh tế, tăng vòng quay của đồng tiền, khơi thông các luồng vốn, hay chính là sự đẩy nhanh quá trình lƣu thông tiền tệ.

Hoạt động dịch vụ phi tín dụng của NHTM đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn góp phần vào tăng nguồn dự trữ ngoại tệ quốc gia, cải thiện cán cân thanh toán và đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Hoạt động dịch vụ phi tín dụng phát triển là điều kiện để thúc đẩy sản xuất, lƣu thông hàng hóa và dịch vụ phát triển. Thông qua hoạt động dịch vụ phi tín dụng, các chủ thể kinh doanh mua bán đƣợc các hàng hóa, dịch vụ, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất đƣợc tiến hành bình thƣờng, lƣu thông hàng hóa dịch vụ đƣợc thông suốt. Đồng thời, thông qua việc cung cấp dịch vụ tiện ích giúp mở rộng phạm vi tiếp cận, khả năng tiêu dùng của các cá nhân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất và phân phối hàng hóa.

Dịch vụ phi tín dụng phát triển thúc đẩy nền kinh tế theo xu hƣớng nền kinh tế tri thức. Để phát triển các dịch vụ thẻ ATM, dịch vụ Internetbanking,

Homebanking… các ngân hàng phải trang bị các thiết bị hiện đại nhƣ máy rút tiền tự động, máy đọc thẻ (POS), mạng trực tuyến… Mặt khác, dịch vụ phi tín dụng là loại dịch vụ chất lƣợng cao, đòi hỏi ngƣời cung cấp và khách hàng phải có kiến thức am hiểu nhất định mới có thể sử dụng và vận hành. Nhiều trong số các loại dịch vụ này tạo ra giá trị tăng cao – một đặc điểm của nền kinh tế tri thức.

Dịch vụ phi tín dụng tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ khác phát triển. Do đặc điểm dịch vụ ngân hàng liên quan sâu rộng đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống nên sự phát triển của dịch vụ phi tín dụng thúc đẩy sự phát triển của các ngành dịch vụ khác, ch ng hạn nhƣ lĩnh vực xuất khập khẩu sẽ bị hạn chế nếu dịch vụ thanh toán qua ngân hàng không thông suốt. Đồng thời, dịch vụ thanh toán phát triển đòi hỏi lĩnh vực công nghệ thông tin cũng phải phát triển. Các ngành nhƣ du lịch, bƣu chính vi n thông, hàng không… cũng sẽ phát triển theo.

Đối với ngân hàng:

Khi hoạt động dịch vụ phi tín dụng phát triển thì ngân hàng thu hút đƣợc nhiều khách hàng, mở rộng thị trƣờng và nâng cao vị thế của ngân hàng. Khách hàng là nhân tố quyết định thành công của m i ngân hàng, mở rộng đối tƣợng khách hàng là mục tiêu của bất kỳ ngân hàng nào. Phát triển hoạt động dịch vụ phi tín dụng, các ngân hàng sẽ thu hút khách hàng mới, giữ lại khách hàng cũ từ đó nâng cao hình ảnh vị thế của chính ngân hàng. Với số lƣợng lớn, khách hàng cá nhân chiếm đa số trong danh sách khách hàng của một ngân hàng, các khách hàng này làm cầu nối để ngân hàng tiến hành xâm nhập thị trƣờng thông qua khả năng truyền dẫn thông tin nhanh và rộng. Phát triển hoạt động dịch vụ phi tín dụng giúp ngân hàng khai thác các lợi thế về kinh nghiệm, các mối quan hệ sẵn có để thu hút khách hàng doanh nghiệp. Các cá nhân là những ngƣời đóng vai trò quyết định trong hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức trong nền kinh tế, hoạt động dịch vụ phi tín dụng tốt sẽ thu hút đƣợc những khách hàng lớn nhƣ Tổng công ty, Tổ chức Chính phủ, các doanh nghiệp… Phát triển dịch vụ phi tín dụng sẽ thúc đẩy ngân hàng cải tiến và đầu tƣ để nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đa dạng hóa các dịch vụ, phát triển thêm dịch vụ mới nh m thỏa mãn nhu cầu của nhóm khách hàng này từ đó nâng cao vị thế của chính ngân hàng.

Hoạt động dịch vụ phi tín dụng phát triển tạo điều kiện cho ngân hàng tăng doanh thu và lợi nhuận. Hoạt động dịch vụ phi tín dụng phát triển sẽ đẩy mạnh nguồn thu phí dịch vụ, giúp các ngân hàng gia tăng lợi nhuận ổn định. Thông qua hoạt động này, ngân hàng thu đƣợc phí dịch vụ nhƣ phí chuyển tiền, phí thanh toán séc, phí bảo lãnh, phí dịch vụ thẻ, phí quản lý tài khoản, phí sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và các loại phí khác… Nguồn thu phí đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng. Với lợi thế phục vụ số đông khách hàng, không những doanh thu của ngân hàng tăng lên một cách đáng kể nhờ những khoản thu phí do cung cấp nhiều hơn các dịch vụ phi tín dụng cho khách hàng, mà còn h trợ thêm cho các hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng thu dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn lâm đồng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)