Nguồn vốn huy động và hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh bình dương (Trang 25 - 27)

1.2.1 Nguồn vốn huy động của NHTM.

 Khái niệm:

Vốn huy động2: là nguồn vốn thu hút được qua các nghiệp vụ của ngân hàng, đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng. Nó là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội

2Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại của PGS., TS. Lê Thị Mận- Nhà xuất bản lao

thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ ký thác, các nghiệp vụ khác và được dùng làm vốn để kinh doanh.

Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi khi đến kỳ hạn (nếu là tiền gửi có kỳ hạn) hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút vốn (nếu là tiền gửi không kỳ hạn). Vốn huy động đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Ngân hàng thương mại huy động vốn dưới các hình thức: Nhận tiền gửi (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm); phát hành các công cụ nợ (tín phiếu, trái phiếu); và nguồn vốn đi vay.

Ngoài ra vốn của ngân hàng còn được hình thành thông qua việc làm uỷ thác, đại lý cho các tổ chức trong và ngoài nước hoặc cung cấp các phương tiện thanh toán như thẻ rút tiền tự động từ máy ATM.

Nhìn chung nguồn vốn của ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhưng trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm khoảng từ 70% - 80% và nó có tính biến động nhất là đối với loại tiền gửi không kỳ hạn và vốn ngắn hạn, hơn nữa vốn huy động chịu tác động lớn của thị trường và môi trường kinh doanh trên địa bàn hoạt động. Vì vậy NHTM cần phải đi sâu tìm hiểu, phân tích nguồn hình thành vốn này, dự đoán trước tình hình cung cầu vốn để có đối sách phù hợp.

 Vai trò nguồn vốn huy động đối với các NHTM.

Như đã phân tích, NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt là tiền tệ với đặc thù hoạt động kinh doanh là đi vay để cho vay nên nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM lại càng có vai trò hết sức quan trọng. Vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng. Ngoài vốn ban đầu cần thiết tức là đủ vốn điều lệ theo luật định thì để bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình, việc đầu tiên mà ngân hàng phải làm là huy động vốn. Vốn huy động sẽ cho phép ngân hàng cho vay, đầu tư...để thu lợi nhuận. Nói cách khác, nguồn vốn mà ngân hàng huy động được nhiều hay ít quyết định đến khả năng mở rộng hay thu

hẹp tín dụng. Nguồn vốn huy động được nhiều thì cho vay được nhiều và mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Với chức năng tập trung và phân phối cho các nhu cầu của nền kinh tế, một nguồn vốn huy động dồi dào sẽ tạo cho ngân hàng điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, không bỏ lỡ cơ hội đầu tư, giảm thiểu rủi ro, tạo dựng được uy tín cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động của ngân hàng quyết định đến khả năng cạnh tranh. Nếu nguồn vốn huy động lớn sẽ chứng minh rằng qui mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kĩ thuật của ngân hàng hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh bình dương (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)