Huy động vốn thông qua nhận tiền gửi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh bình dương (Trang 51 - 58)

Tiền gửi thanh toán

Nguồn vốn huy động được tiền khoản mục tiền gửi thanh toán của tất cả các NHTM là khoản tiền chiếm phần lớn, nhưng do đặc tính khoản tiền này thường xuyên biến động, không mang tính ổn định lâu dài như hình thức tiết kiệm kỳ hạn. Đối với Eximbank- CN Bình Dương trường hợp này cũng không ngoại lệ, tiền gửi thanh toán chiếm bình quân là 72% trong tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh như số liệu Bảng 2.5. Tuy vậy, tận dụng đặc tính chảy vào và chảy ra liên tục của nguồn vốn này, các NHTM cần đảm bảo khả năng thanh khoản nhất định và có thể tận dụng nguồn vón này để hoạt động kinh doanh trong ngắn hạn.

Biểu đồ 2.1 Huy động vốn của hình thức tiền gửi thanh toán Việt Nam đồng của Eximbank- CN Bình Dương giai đoạn 2013-2018.

Tình hình huy động vốn từ tiền gửi thanh toán bằng đồng nội tệ của Eximbank- CN Bình Dương giai đoạn 2013-2018 tăng dều qua các năm. Gắn liền nhu cầu nền kinh tế, hoạt động thanh toán thông qua ngân hàng ngày càng phát triển, tạo môi trường tiện ích, nhanh chóng và đảm bảo được độ an toàn cao, chính vì thế không riêng Eximbank- CN Bình Dương mà hầu hết các NHTM nguồn vốn huy động từ tiền gửi thanh toán luôn tăng qua các năm. Biểu đồ 2.1 và Phụ lục 2 cho thấy,so với năm 2013 thì năm 2018 tiền gửi thanh toán tại chi nhánh tăng 134,41 tỷ đồng tăng 128,43%. Cụ thể: năm 2013, huy động bằng VND của chi nhánh là 364,04 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 93,35% trên tổng mức huy động vốn từ tiền gửi thanh toán. Năm 2014, nguồn vốn huy động tiền gửi thanh toán VND là 382,13 tỷ đồng đạt 91,55%. Đến năm 2015, tiền gửi thanh toán VND của chi nhánh là 395,25 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 89,21% có phần giảm sút so với năm 2013 và 2014,Nhưng đến năm 2016 và năm 2017, nguồn vốn huy động từ tiền gửi thanh toán VND tăng trở lại đạt 454,35 tỷ đồng và 457,45 tỷ đồng lần lượt chiếm tỷ trọng 91,11% và 90,23%. Năm 2018, con số ấy đạt 467,55 tỷ đồng chiếm 89,16% trên tổng nguồn vốn huy động thông

2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tiền gửi thanh toán 364.04 382.13 395.25 454.35 457.45 467.55

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500

qua nhận tiền gửi thanh toán. Mức huy động tiền gửi thanh toán VND của chi nhánh tăng liên tục và khởi sắc cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại như: internet banking, mobile banking,… phần nào đã tạo tâm lý ưa chuộng thanh toán qua ngân hàng phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của mình. Tiền gửi thanh toán tuy nhiều biến động, luân chuyển liên tục, nhưng nó vẫn là nguồn vốn huy động dồi dào và thiết yếu trong quá trình kinh doanh của chính các NHTM. Để khuyến khích tăng nguồn vốn huy động này, Eximbank- CN Bình Dương thực hiện một số ưu đãi như: miễn phí kiểm đếm khi nộp tiền vào tài khoản thanh toán cùng địa bàn, miễn phí phát hành thẻ khi mở tài khoản thanh toán, tăng cường thu hộ các Doanh nghiệp trên địa bàn, phục vụ xe và thu tiền tại nhà đối với khoản nộp tiền lớn của khách hàng, giới thiệu, chào bán các sản phẩm chi lương,… nhằm tăng nguồn vốn huy động tiền gửi thanh toán này.

Huy động tiền gửi thanh toán bằng Đô la Mỹ.

Do trên địa bàn tỉnh hiện nay hầu hết các khu công nghiệp đều có công ty 100% vốn nước ngoài, công ty hợp tác liên doanh với nước ngoài và do Eximbank- CN Bình Dương rất mạnh và nổi trội về lĩnh vực xuất nhập khẩu, nên nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ, chủ yếu là Đô la Mỹ chiếm tỷ trọng cao.

Bảng 2.7 Huy động tiền gửi thanh toán bằng Đô la Mỹ của Eximbank- CN Bình Dương giai đoạn 2013-2018.

Đơn vị tính: Ngàn Đô la Mỹ

Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Nguồn vốn huy

động bằng Đô la Mỹ 1.296,32 1.763,51 2.389,96 2.217,80 2.476,05 2.871,09

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank- CN Bình Dương 2013-2018)

Tiền gửi thanh toán bằng Đô la Mỹ của của Eximbank- CN Bình Dương, đa phần là nguồn vốn từ công ty mẹ rót vốn hoạt động kinh doanh cho các công ty con, chi nhánh công ty đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương, và phần tiền nhận được khi thực hiện gia công, mua bán với các công ty nước ngoài.

Phụ lục 2 và Bảng 2.7 thể hiện rõ: Năm 2013, nguồn vốn huy động bằng Đô la Mỹ của chi nhánh ngân hàng đạt 1.296,32 ngàn Đô la Mỹ đạt 6,65% tổng nguồn vốn huy động thông qua tiền gửi thanh toán qui đổi USD. Năm 2014, con số huy động đạt 1.763,51 ngàn Đô la Mỹ đạt 8,45%, riêng năm 2015, như đã phân tích là năm nền kinh tế chung trong nước diễn ra bất ổn, tỷ giá tăng, nhập siêu trong nước tăng mạnh, lãi suất chung giảm nhưng cung và cầu chưa có điều kiện gặp nhau, doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, chính vì thế hầu hết trong giai đoạn này các công ty có vốn hoặc cổ phần từ nước ngoài sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh từ việc vay công ty mẹ hay tập đoàn nước ngoài làm cho nguồn vốn Đô la Mỹ tăng mạnh tại chi nhánh ngân hàng đạt 2.389,96 ngàn Đô la Mỹ chiếm tỷ trọng 10,79%. Đến năm 2016, 2017 do nhu cầu sản xuất kinh doanh nên các công ty, doanh nghiệp hiện có tài khoản Đô la Mỹ thực hiện chuyển đổi, hay điều chuyển vốn, nguồn vốn huy động Đô la Mỹ trong hai năm đạt 2.214,80 ngàn Đô la Mỹ và 2.476,05 ngàn Đô la Mỹ với tỷ trọng lần lượt là 8,89% và 9,77%. Năm 2018, nguồn vốn huy động ngoại tệ này tăng khả quan đạt 2.871,08 ngàn Đô la Mỹ đạt 10,84%.

Huy động tiền gửi thanh toán theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.8 Huy động tiền gửi thanh toán theo đối tượng khách hàng của Eximbank- CN Bình Dương giai đoạn 2013-2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Tiêu chí 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Cá nhân 175,48 137,74 128,49 169,56 157,16 157,31 Tồ chức kinh tế/ Doanh nghiệp 214,48 279,65 314,56 329,14 349,81 367,06 Tổng tiền gửi thanh

toán 389,96 417,39 443,05 498,70 506,97 524,37

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank- CN Bình Dương 2013-2018)

Nhìn nhận về cơ cấu huy động vốn xuất phát từ đối tượng khách hàng thể hiện trong Bảng 2.8 và phụ lục 3, khách hàng là các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp chiếm phần lớn tỷ trọng tên tổng tiền gửi thanh toán của chi nhánh. Năm 2013, huy động tiền gửi từ cá nhân là 175,48 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 45% thì khách hàng doanh nghiệp đạt 214,48 tỷ đồng chiếm 55% tỷ trọng. Năm 2014, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp tiếp tục tăng 279,65 tỷ đồng và cá nhân là 137,74 tỷ đồng, tương đương tỷ trọng 66,98% và 33,02%. Cơ cấu nguồn vốn của Eximbank- CN Bình Dương vẫn duy trì theo khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động tiền gửi trong các năm tiếp theo 2015,2016,2017 và 2018 với tỷ trọng 71%, 65,99%,69% và cuối cùng là 70,09%.

Tiền tiết kiệm có kỳ hạn

Khác với đặc tính luân chuyển, biến động liên tục của loại hình tiền gửi thanh toán, thì tiền tiết kiệm có kỳ hạn lại mang đặc thù ổn định, ít biến động bất ngờ vì hầu hết khách hàng chọn hình thức tiết kiệm là hưởng lãi suất nên rất ít phát sinh rút vốn trước kỷ hạn chọn gửi tiền.

Huy động tiết kiệm có kỳ hạn theo phân loại tiền

Bảng 2.9 Huy động tiết kiệm có kỳ hạn theo phân loại tiền của Eximbank- CN Bình Dương giai đoạn 2013-2018.

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 VND 172,03 170,52 141,83 185,25 217,93 207,87 USD ( qui đổi) 21,26 12,83 93,49 - - -

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank- CN Bình Dương 2013-2018)

Bảng 2.9 và Phụ lục 4 cho thấy tình hình huy động vốn dưới hình thức tiết kiệm theo phân loại tiền tại Eximbank- CN Bình Dương. Tiền tiết kiệm bằng VND chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động tiết kiệm và tăng đều qua các năm từ 2013 đến 2018. Năm 2013, tiết kiệm VND là 172,03 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 89%,

trong khi đó huy động tiết kiệm USD đạt 21,26 tỷ đồng chiếm 11%. Năm 2014, tiết kiện VND của chi nhánh là 170,52 tỷ đồng và USD là 12,83 tỷ đồng chiếm tỷ trọng lần lượt là 93,02% và 6,98% trên tổng nguồn tiết kiệm huy động được. Năm 2015, do biến động tỷ giá liên tục theo hướng tăng mạnh nên sự chuyển đổi từ việc nắm giữ VND chuyển sang USD diễn ra mạnh mẽ, làm cho tiết kiệm huy động VND suy giảm 141,83 tỷ đồng là lượng tiết kiệm huy động được bằng VND cho năm 2015 và 93,49 tỷ đồng qui đổi cho tiết kiệm huy động được bằng USD. Bước sang năm 2016, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 2589/QĐ-NHNN ngày 17/12/2015 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng Đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 06/2014/TT-NHNN ngày 17/ 3/2014 nhằm thực hiện chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ, chuyển từ quan hệ huy động - cho vay bằng ngoại tệ sang quan hệ mua - bán bằng ngoại tệ, qui định rõ:

Mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) là 0%/năm

Mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi của cá nhân là 0%/năm

Và quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/12/2015, chính điều đó làm cho lượng huy động tiết kiệm USD hoàn toàn giảm tại chi nhánh ngân hàng, thay vào đó tiền tiết kiệm từ năm 2016 trở đi chỉ có duy nhất là đồng VND.

Huy động tiết kiệm có kỳ hạn theo kỳ hạn gửi

Biểu đồ 2.2 Huy động tiết kiệm theo kỳ hạn của Eximbank- CN Bình Dương giai đoạn 2013-2018.

(Nguồn:Dựa theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank- CN Bình Dương 2013-2018)

Dựa vào biểu đồ 2.2 và Phụ lục 5, huy động tiết kiệm theo kỳ hạn của Eximbank- CN Bình Dương đa phần là hình thức trung và dài hạn từ giai đoạn 2013 đến 2016 và là hình thức ngắn hạn trong hai năm 2017 và 2018. Cụ thể: năm 2013, huy động vốn thông qua hình thức tiết kiệm trung và dài hạn là 160,40 tỷ đổng chiếm tỷ trọng 82,98%, ngắn hạn là 32,89 tỷ đổng, tỷ trọng 17,02%. Năm 2014, tình hình huy động vốn dười hình thức tiết kiệm trng và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao 84,46% trong khi đó ngắn hạn là 15,54%. Tiếp tục trong năm 2015 và 2016 tỷ trọng huy động tiết kiệm trung và dài hạn lần lượt là 76,11%,63,21%; ngắn hạn: 23,89% và 36,79%. Bước sang năm 2017 và 2018, huy động tiết kiệm ngắn hạn lại chiếm tỹ trọng hoàn toàn cao hơn trung và dài hạn phần là vì nhu cầu khách hàng biến động trong thời gian này, hình thức đầu tư thông qua bất động sản mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với việc gửi tiền vào ngân hàng, mặt khác, do chủ trương chính sách, chỉ đạo của Lãnh đạo ngân hàng ưu tiên huy động nguồn vốn ngắn hạn hơn là trung và dài hạn, chính vì thế, tỷ trọng huy động vốn tiết kiệm ngắn hạn tăng cao trong tổng nguồn tiết kiệm huy động lần lượt là 68,89% và 85,36%.

32.89 28.49 36.25 68.17 150.15 177.44 160.4 154.86 115.44 117.08 67.78 30.43 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Huy động tiết kiệm theo kỳ hạn ( Tỷ đồng)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh bình dương (Trang 51 - 58)