Hành lang pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh bình dương (Trang 32)

Hoạt động kinh doanh của NHTM hầu hết đều có ảnh hưởng đến nền kinh tế thị trường của một quốc gia. Việc huy động vốn và sử dụng vốn của các NHTM có tác động trực tiếp đến nguồn vốn trong nền kinh tế, lượng tiền trong lưu thông, và thực hiện chu chuyển vốn từ nơi này sang nơi khác. Chính vì thế, mà hoạt động kinh doanh của NHTM phải chịu sự quản lý chặt chẽ của NHTW, của Chính phủ thông qua các bộ luật thuộc Luật tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà Nước,…mà cụ thể là các ràng buộc về chính sách lãi suất, dự trữ bắt buộc, qui mô và hạn mức tín dụng sao cho thích hợp trong từng thời kỳ nhằm đạt mục tiêu chính sách vĩ mô: ổn định tiền tệ và kiểm soát lạm phát. Nhưng song song đó, các ràng buộc ấy lại tác động đến qui mô nguồn vốn huy động của các NHTM.

Chẳng hạn chỉ xét đến khía cạnh mục tiêu chính sách tiền tệ gồm kiểm soát lạm phát, bình ổn giá cả, ổn định sức mua của đồng tiền, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm. Tùy thuộc vào tình hình thực hiện mục tiêu đó mà có những ảnh hưởng nhất định đến huy động vốn của NHTM. Ta xét khi lạm phát trong nền kinh tế tăng, để điều tiết nền kinh tế theo hướng kìm chế lạm phát, NHTW sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tức giảm lượng cung tiền trong nền kinh tế thông qua cách tăng lãi suất huy động để thu hút nguồn tiền đang lưu thông trong nền kinh tế về các NHTM. Và ngược lại, khi khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất thì lãi suất huy động sẽ giảm từ đó nguồn tiền chảy vào hoạt động huy động vốn sẽ ít đi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh bình dương (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)