Khái quát về sựphát triển dịch vụ NHĐT tại các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ NH điện tử tại NH TMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 109 (Trang 30 - 34)

Dịch vụ E-Banking không mới trên thế giới. Cơ sở để các ngân hàng đưa ra dịch vụ này là dựa trên nền tảng công nghệ cao, mạng internet, điện thoại di động và các thiết bị tự động hiện đại khác như ATM, máy nhận tiền, đổi tiền. Cùng với sự bùng nổ nhanh chóng của internet và các thiết bị di động cá nhân (điện thoại di động, máy tính bảng...), các ngân hàng trong nước đang đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Trong đó dịch vụ ngân hàng điện tử được đánh giá là hướng đi mới cho sự phát triển của các ngân hàng trong tương lai. Trong những năm gần đây, các ngân hàng trong nước và cả nước ngoài cũng đã tăng cường áp dụng nhiều hình thức khác nhau cảu e-banking để phục vụ khách hàng tốt hơn, làm giảm nhiều chi phí, làm cho lượng tiền tệ quốc gia lưu thông dễ dàng hơn và đã đạt được những thành công nhất định.

(Nguồn: Vietinbank.vn)

Theo báo báo cáo của Ngân hàng VietinBank, thì trong giai đoạn 2010-2015, hoạt động kinh doanh các sản phẩm ngân hàng điện tử tại VietinBank tăng trưởng vơ cùng mạnh mẽ. Trong đó VietinBank iPay được đánh giá là thế mạnh của VietinBank trong hệ thống sản phẩm ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân. VietinBank đã và đang tiến hành kết nối cùng nhiều đối tác, mở rộng thanh tốn hóa đơn đa dịch

vụ (hóa đơn tiền điện, nước, truyền hình cáp, truyền hình kĩ thuật số, thanh tốn vé tàu, vé máy bay,...) và đã thu hút hàng tram nghìn khách đăng kí dử dụng dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng về số lượng giao dịch trên kênh ngân hàng điện tử của VietinBank đã tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ ( tăng đến 48 lần từ năm 2010 đến năm 2015). Riêng trong năm 2015 thì số lượng giao dịch tài chính cá nhân trên kênh ngân hàng điện tử của VietinBank đạt 9.6 triệu lượt tăng trưởng 107% so với năm 2014. Với gần 20 triệu giao dịch qua kênh ngân hàng điện tử trong giai đoạn 2010-2015, VietinBank đã tiết giảm được 600 tỷ đồng chi phí, trong đó riêng năm 2015 con số này là 300 tỷ đồng. Đặc biệt vào cuối tháng 1/2017, VietinBank đã chuyển đổi hệ thống Core Banking ( Core SunShine) .Hệ thống mới này đem lại thêm rất nhiều tiện ích mới cho khách hàng (khả năng cảnh báo rủi ro bằng SMS,email mỗi khi có sự xâm nhập về tài khoản của khách hàng, cung cấp kênh tự phục vụ chuyên nghiệp dành cho khách hàng Tài trợ thương mại,.). Đây là một bước tiến lớn của VietinBank trong lĩnh vực ngân hàng điện tử và hứa hẹn sẽ đem lại nhiều thành công hơn nữa.

Từ năm 2009, VietcomBank đã bắt đầu triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử, bắt đầu từ kênh Ngân hàng trực tuyến trên internet VCB-iBanking và dịch vụ Ngân hàng qua tin nhắn VCB-SMS Banking. Trải qua gần 8 năm đến nay, hàng loạt dịch vụ mới như VCB-Phone Banking, VCB-Mobile Banking, Mobile BankPlus và VCB- eTopup cùng rất nhiều tính năng, tiện ích với đa dạng các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau đã được VietcomBank giới thiệu đến với đông đảo khách hàng. Với sự phát triển vơ cùng đa dạng, các loại hình dịch vụ hiện đại của VietcomBank cũng được đông đảo khách hàng đón nhận. Trong đó, tính đến hết năm 2013, số lượt đăng kí mới của dịch vụ Ngân hàng trực tuyến VCB-iBanking đã lên đến hơn 1 triệu lượt, trong đó chỉ riêng năm 2013 là gần 350 ngàn lượt, tăng 15% so với năm 2012. Tổng số lượt giao dịch tài chính qua VCB-iBanking đã vượt ngưỡng 10 triệu lượt trong năm 2013, tăng trưởng 25% so với cùng kì. Năm 2013 cũng là năm VietcomBank đẩy mạnh hợp tác với các đối tác mới trong nhiều ngành nghề khác nhau như: Vietnam Airline, EVN và nhiều trường đại học. nhằm gia tăng thêm các tiện ích cho các tầng lớp khách hàng. Vào năm 2014, VietcomBank đã dược tạp chí Ngân hàng châu Á (The Asian Banker) trao tặng giải thưởng “ Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2014”. Theo The Asian Banker, với thị phần đạt trên 28%, VietcomBank đã xác lập vị thế dẫn đầu trong lĩnh

vực thẻ và các dịch vụ ngân hàng điện tử để khẳng định sự tăng trưởng đột phá trong lĩnh vực cốt lõi- bán lẻ.

Cuối năm 2014 vừa qua, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) cũng đã đầu tư gần 4 triệu USD với sự hợp tác của Infosys (một trong những tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tư vấn kỹ thuật, sản xuất phần mềm Ngân hàng điện tử) để chính thức triển khai hệ thống Ngân hàng điện tử mới (Sacombank iBanking) với nhiều tính năng ưu việt, thân thiện và an tồn nhằm đa dạng hóa các dịch vụ và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng điện tử. Theo đó, với hệ thống Sacombank iBanking mới, khách hàng sẽ sử dụng nhiều chức năng nổi trội như: có thể điều chỉnh giao diện theo ý thích của khách hàng; giúp quản lý danh sách người nhận cho cả giao dịch trong và ngoài hệ thống Sacombank khi thực hiện chuyển khoản; có thể tạo lịch cho các giao dịch trong tương lai, các giao dịch lặp lại thường xuyên ; có thể khởi tạo cùng lúc nhiều giao dịch chuyển khoản đến nhiều người nhận khác nhau; thơng báo các hóa đơn chờ thanh tốn, thơng báo cho người nhận thơng qua SMS/Email; có thể phê duyệt đa cấp dành cho khách hàng tổ chức nhằm giúp kiểm sốt và phân quyền giao dịch tài chính một cách thơng minh... và rất nhiều tính năng ưu việt khác.

Tại nhiều ngân hàng khác như HDBank, TPBank, Bảo Việt, Đông Á, Techcombank., việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử cũng được chú trọng đầu tư nhằm nâng cao sức cạnh tranh để gia tăng thị phần trong mảng kinh doanh nhiều tiềm năng này.

Ở Việt Nam, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng CITAD là một minh chứng cho thành công lớn của hệ thống thanh tốn điện tử. Từ chỗ hồn tồn thanh tốn bù trừ với nhau thơng qua Ngân hàng Nhà nước, giao dịch thường mất cả ngày, CITAD đã làm thay đổi tất cả. Hiện nay, các ngân hàng không thể cạnh tranh trong dịch vụ thanh tốn liên ngân hàng nếu khơng sử dụng CITAD, giao dịch bù trừ chỉ cịn đếm trên đầu ngón tay.

Thực tế tại Việt Nam cho thấy xu hướng sử dụng các dịch vụ điện tử của ngân hàng qua mạng internet hay điện thoại di động ngày càng phổ biến và không bỏ lỡ thời cơ thì các NHTM cũng đang trong cuộc chạy đua quyết liệt nhằm chiếm lĩnh thị phần về phía mình. “Miếng bánh” ngân hàng điện tử được các ngân hàng trong và ngoài

nước rất quan tâm và đánh giá là có tiềm năng vơ cùng lớn trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển và nhu cầu của người dân ngày càng gia tăng. Trong thời gian tới , để nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử thì các NHTM phải sẵn sang bạo chi cho việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật mạng, xây dựng một kết cấu công nghệ thông tin hiện đại để đảm bảo dịch vụ hoạt động thông suốt , cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử đa dạng gần gũi và dễ sử dụng tới khách hàng để tạo được lịng tin từ họ. Có thể thấy một cuộc chạy đua khốc liệt giữa các ngân hàng để danh thị trường đang diễn ra .

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ NH điện tử tại NH TMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 109 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w