Đa dạng hóa các dịch vụ ngânhàng điện tử

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ NH điện tử tại NH TMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 109 (Trang 69 - 71)

Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ được xác định là thế mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, nhất là việc tập trung vào những sản phẩm có đặc điểm nổi trội so với các sản phẩm khác trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao.Khả năng cung cấp được nhiều sản phẩm nhất là sản phẩm truyền thống thông qua các kênh phân phối mới sẽ giúp ACB tranh thủ cơ hội phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trên thị trường.

Để có thể đưa các sản phẩm Ngân hàng điện tử ngày càng phổ biến vào đời sống của người dân, trước tiên ACB cần hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ truyền thống quen thuộc, sẵn có để có thể duy trì lượng khách hàng hiện tại đồng thời lại có khả năng thu hút thêm các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng. Từ đó tiến đến việc giới thiệu, quảng bá các sản phẩm và dịch vụ thông qua kênh phân phối mới là Ngân hàng điện tử thông qua mạng internet hoặc mạng viễn thông di động. Khi đã đưa được sản phẩm Ngân hàng điện tử vào đời sống của người dân, tạo được lịng tin nơi khách

hàng thì việc cung cấp những tiện ích của sản phẩm cũng như sự đa dạng về sản phẩm sẽ tạo ra các lợi thế cạnh tranh cho chính ACB. Vì vậy, để tạo lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng điện tử, ACB cần đầu tư, nghiên cứu để cung cấp ngày càng nhiều hơn các tiện ích của những sản phẩm Ngân hàng điện tử hiện tại và phát triển thêm những sản phẩm mới để đa dạng hóa các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Các giải pháp ACB cần thực hiện bao gồm:

Thứ nhất, tăng cường khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường

o Nghiên cứu thị trường và tăng cường xây dựng hệ thống thông tin khách hàng,

thông tin về môi trường kinh doanh. Công tác nghiên cứu thị trường phải được tiến hành thường xuyên cho từng nhóm khách hàng, từng sản phẩm - dịch vụ và kết quả nghiên cứu là cơ sở để thiết kế sản phẩm mới hoặc cải tiến các sản phẩm hiện tại.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thiết kế các dịch vụ của ngân hàng

o Xây dựng danh mục sản phẩm dịch vụ theo hướng gia tăng tính tiện ích và

giảm thiểu việc khách hàng thay đổi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng khác như việc cho phép khách hàng nạp tiền vào điện thoại với mệnh giá tùy ý, cho phép khách hàng nạp tiền vào nhiều thể loại game hơn nữa ...

o Xây dựng danh mục sản phẩm dịch vụ dựa trên cơ sở kết hợp những sản phẩm

truyền thống và là thế mạnh của ACB với những sản phẩm mới, có hàm lượng công nghệ cao và phù hợp với xu thế phát triển của các ngân hàng hiện đại

Thứ ba, thiết kế hệ thống sản phẩm - dịch vụ cho từng phân đoạn khách hàng

và thiết kế sản phẩm dịch vụ ngân hàng trọn gói (bao gồm cả những dịch vụ tài chính phi ngân hàng) với những tính năng, đặc điểm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của từng nhóm khách hàng riêng lẻ.

Thứ tư, bán chéo sản phẩm: bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử gắn liền

với các sản phẩm khác, dịch vụ của các ngành khác. Ví dụ: bảo hiểm, mua trả góp, y tế, bất động sản.

Thứ năm, chăm sóc khách hàng một cách thường xun, tìm hiểu phản ứng

của khách hàng đối với dịch vụ mà mình cung cấp, có cần cải tiến dịch vụ để cho thích ứng được nhu cầu ngày một cao hơn của khách hàng. Từ đó có thơng tin chính xác nhằm đưa ra chính sách điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa trong hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn đối mặt với rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi

ro lãi xuất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá,...Rủi ro làm cho ngân hàng rơi vào tình trạng tổn thất về tài chính, về uy tín. Vì vậy phải phối kết hợp với các phịng ban liên quan để làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ NH điện tử tại NH TMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 109 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w