Nguyên nhân của các hạn chế khi phát triển dịch vụ ngânhàng điện tử của ACB

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ NH điện tử tại NH TMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 109 (Trang 63 - 66)

điện tử của ACB

Thứ nhất, một số dịch vụ ngân hàng điện tử như dịch vụ phát hành và thanh

toán thẻ, dịch vụ Mobile - banking, ACB Online của ACB chưa thực sự đạt được hiệu quả cao do các chi nhánh và các phòng giao dịch chạy đua về chỉ tiêu số lượng thẻ nên phát hành thẻ một cách tràn lan cho các công ty, doanh nghiệp mà không cần thẩm định xem liệu họ thực sự có nhu cầu sử dụng dịch vụ đó hay khơng. Bên cạnh đó, các chương trình khuyến mãi liên tục của ACB như miễn/giảm tràn lan các loại phí phát hành, phí giao dịch, phí thanh tốn cũng đã thu hút một lượng khách hàng đáng kể nhưng số lượng khách hàng tiếp tục có nhu cầu sử dụng dịch vụ sau các chương trình khuyến mại lại chiếm tỷ lệ không cao hoặc tỷ lệ thẻ chưa kích hoạt, thẻ khơng có giao dịch cũng chiếm một số lượng không nhỏ. Việc phát triển thẻ một cách tràn lan, khơng chú trọng cơng tác chăm sóc khách hàng sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực đầu tư, số lượng thẻ đã sử dụng và doanh số không được đảm bảo.

Ngồi ra thì lãi suất của thẻ tín dụng của ACB khá là cao. Ở ACB thì lãi suất thẻ tín dụng khi quá hạn thanh toán là 24,3%/năm trong khi ở Vietinbank là 18%/năm, Vietcombank là 17%/năm, BIDV là 20,2%/năm. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh thẻ của ACB khiến ACB rơi vào trình trạng khó cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Thứ hai, trong năm 2016, một số mức phí của ACB đã tăng lên trong đó có phí

này đã khiến cho một số khách hàng cảm thấy ngày càng họ càng bị ngân hàng rút ruột nhiều hơn mặc dù có thể hàng tháng họ chỉ sử dụng dịch vụ vài lần. Và họ sẽ dần dần từ bỏ và không sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử nữa.

Thứ ba, việc mở rộng mạng lưới POS của ACB cũng gặp nhiều khó khăn và trở

ngại do sự không hợp tác của các đơn vị kinh doanh hàng hố, dịch vụ. Các đơn vị kinh doanh khơng muốn chấp nhận thẻ do phải trả phí cho ngân hàng, đồng thời phải công khai doanh thu nên không tiện cho việc trốn thuế, và ngoài ra là do nhận thức của họ về lợi ích của việc thanh tốn bằng thẻ cịn rất hạn chế. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh khơng lành mạnh của các ngân hàng khác bằng cách chạy đua hạ mức phí chiết khấu cho các đơn vị chấp nhận thẻ khiến cho việc phát triển mạng lưới POS khơng có hiệu quả do khơng có nguồn thu bù đắp chi phí đầu tư mua sắm thiết bị, chi phí cho nhân sự đi phát triển đơn vị chấp nhận thẻ. Nếu để kéo dài, tình trạng này sẽ phá vỡ sự phát triển bền vững của thị trường thẻ và khó khăn cho việc mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ của ACB nói riêng và của tồn bộ hệ thống ngân hàng nói chung, ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện định hướng đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt của Chính phủ đã đặt ra.

Thứ tư, hệ thống cơng nghệ thông tin của ACB chưa thật sự tối ưu nên cịn dẫn

đến tình trạng hạn chế một số chức năng của một số dịch vụ NHĐT.

Thứ năm, mặc dù đội ngũ nhân viên khá đơng nhưng cịn trẻ, mới ra trường

nên còn thiếu kinh nghiệm trong nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp chưa được tốt dẫn đến không thể truyền tải được hết nội dung cho khách hàng, làm cho khách hàng chưa thể hiểu được hết các tiện ích của dịch vụ NHĐT, làm cho khách hàng không mặn mà với dịch vụ này lắm.

Cùng với các nguyên nhân trên ta cịn thấy rằng, với q trình phát triển chưa lâu, cịn thiếu kinh nghiệm chun mơn, kém ưu thế về tài chính, hệ thống máy móc, các ngân hàng thương mại trong nước còn đang phải đương đầu với áp lực cạnh tranh rất mạnh từ những ngân hàng nước ngoài như ANZ, HSBC, Shinhan Bank,...

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ thực trạng của Ngân hàng Á Châu, cịn có nhiều ngun nhân khách quan xuất phát từ những yếu tố bên ngoài như cơ sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin của tồn hệ thống ngân hàng hay nguyên nhân là từ chính những khách hàng, yếu tố quan trọng và quyết định sự thành công của việc

triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử. Mọi loại hình kinh doanh mới chỉ có thể thành cơng khi khách hàng nhiệt tình với nó, chính vì vậy khách hàng là nhân tố quyết định đến thắng lợi của ngân hàng điện tử. Ở đây, nguyên nhân của việc khách hàng của ngân hàng điện tử cịn ít là do thói quen dùng tiền mặt tồn tại trong nhân dân đã quá lâu mà khơng phải có thể thay đổi một chốc, một lát. Có nhiều nguyên nhân lý giải cho tình trạng phổ biến thanh tốn bằng tiền mặt, theo đó, ngun nhân chính là do thói quen sử dụng tiền mặt của người dân, tâm lý ngại trải nghiệm công nghệ mới, khiến nhiều người cảm thấy không thoải mái khi sử dụng các dịch vụ thanh tốn điện tử. Ngồi ra, hạn chế về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của nhiều NHTM cũng là điểm hạn chế việc phát triển và mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng điện tử tới người tiêu dùng. Thêm vào đó, hệ thống thuế chưa thật sự phát triển khiến cho nhiều cá nhân doanh nghiệp có thể “lách luật”, vẫn ưa thích sử dụng hình thức thanh tốn bằng tiền mặt, như một lợi ích cá nhân, hơn là việc sử dụng thanh toán qua ngân hàng (chuyển khoản, ủy nhiệm chi), nhằm trốn việc kiểm sốt thuế từ phía các cơ quan chức năng. Chính những điều trên đã hạn chế rất nhiều đến lượng người sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và của Ngân hàng Á Châu nói riêng.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂNHÀNG TMCP Á CHÂU

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ NH điện tử tại NH TMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 109 (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w