Sơ bộ đánh giá tính đặc thù của hoạt động Marketing thuốc kháng sinh Thứ nhất: Đặc trưng về cung cầu thị trường thuốc kháng sinh:

Một phần của tài liệu Khảo sát sự vận dụng chính sách sản phẩm và xúc tiến hỗ trợ kinh doanh thuốc kháng sinh β lactam trên địa bàn hà nội giai đoạn 2005 2008 (Trang 57 - 60)

- Chính sách xúc tiến hỗ trợ kình doanh: Sử dụng kết hợp chiến lược kéo và chiến

TĂNG DOANH SỐ

4.3. Sơ bộ đánh giá tính đặc thù của hoạt động Marketing thuốc kháng sinh Thứ nhất: Đặc trưng về cung cầu thị trường thuốc kháng sinh:

Thứ nhất: Đặc trưng về cung cầu thị trường thuốc kháng sinh:

Cung thuốc: Hiện nay cung thuốc kháng sinh chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu thành phẩm và nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh. Các nhà máy kháng sinh trong nước chỉ sản xuất được một lượng nhỏ nhu cầu kháng sinh.

- Sản xuất kháng sinh trong nước: nước ta cũng đã có các nhà máy sản xuất kháng sinh đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, có quy mô sản xuất cao: VCP, Pharbaco, Sao Kim Pharma… Cùng với việc sản xuất các loại kháng sinh tiêm truyền thống, còn tập trung sản xuất các dòng kháng sinh thế hệ mới như: Cefopaxim, Ceftriaxon, Ceftacidin, Cefazolin...Tuy nhiên việc đầu tư cho sản xuất kháng sinh trong nước còn nhiều bất hợp lý. Tập trung cho chủng loại hàng thông thường và nhái mẫu mã dẫn đến hiện tượng đầu tư trùng lắp đạp giá nhau trên thị trường: amoxicillin còn 131 SĐK, Cephalexin còn 106 SĐK…

- Nhập khẩu thành phẩm kháng sinh: Việt Nam nhập khẩu thuốc kháng sinh từ 38 quốc gia, nếu trước kia chỉ tập trung nhập khẩu chính từ khu vực Châu á thì hiện nay các doanh nghiệp trong nước đã mở rộng khu vực nhập khẩu sang các thị trường Châu âu và EU như: Pháp, Anh, Thụy Sĩ, Sip, AiLen…

Hiện nay, thị trường cung cấp thuốc kháng sinh mạnh nhất vào nước ta là Ấn Độ, với trị giá nhập khẩu đạt gần 20 triệu USD, chiếm khoảng 24,3% tổng kim ngạch. Đây là một nước có nền công nghệ sản xuất kháng sinh truyền thống, giá cả lại hết sức

cạnh tranh. Tiếp theo là thị trường Pháp và Hàn Quốc, hai thị trường này trong 8 tháng đầu 2008 cũng có trị giá nhập khẩu đạt khá cao lần lượt đều trên 11 triệu USD. Nhập khẩu chính từ thị trường này là các loại thuốc kháng sinh thế hệ mới nên giá thành khá đắt.

Các năm gần đây, thị trường Hồng Kông và Trung Quốc đẩy nhanh công nghệ sản xuất thuốc kháng sinh với giá bán khá giảm. Nhưng nước ta cũng chỉ nhập khẩu từ các thị trường này với trị giá nhập khẩu khiên tốn đạt 2,26 và 1,71 triệu USD. So cùng kỳ năm trước, trị giá nhập khẩu từ mỗi thị trường này đã tăng trung bình 10%. Trong 8 tháng đầu năm 2008, nước ta nhập về gần 2.000 lô hàng thuốc kháng sinh chia thành 1.500 mặt hàng các loại.

- Nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh: chủ yếu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Nhập khấu từ Ấn Độ chủ yếu là Amoxicillin, Ampicillin, Cephalexin, Cefuroxim. Từ Trung Quốc thường là tetracycline, Gentamycin, Lincomycin. Cả nước hiện chỉ có một nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh nhóm penicillin bán tổng hợp. Công ty Cổ phần hóa dược phẩm Mekophar có dây chuyền sản xuất nguyên liệu kháng sinh bán tổng hợp công suất 400 tấn/năm và đang đầu tư Dự án đầu tư công nghệ bán tổng hợp nguyên liệu kháng sinh quy mô công nghiệp tổng công suất 350 tấn/năm. Đây chính là dự án trọng điểm trong Chương trình phát triển công nghiệp Hóa dược đến năm 2020 đang được Chính phủ chủ trương đẩy mạnh.

Cầu thuốc kháng sinh: Cầu thuốc kháng sinh phụ thuộc vào mô hình bệnh tật, nhu cầu chi trả của người bệnh và tình hình gia tăng của hiện tượng kháng kháng sinh. Trong những năm quan, cầu thuốc kháng sinh không ngừng tăng lên.

- Mô hình bệnh tật: mô hình bệnh tật của Việt Nam chủ yếu là bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện vấn đang là vấn đề đáng lo ngại khi trung bình mỗi năm cả nước có tới 600.000 ca nhiễm khuẩn bệnh viện trên tổng số 7,5 triệu bệnh nhân nhập viện hàng năm. Trong số bệnh nhân vào viện ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm khuẩn chiếm 5,7-11,2% (tương đương các nước phát triển). Nhiễm khuẩn bệnh viện tập trung cao ở khu vực hồi sức cấp cứu và ngoại khoa. Theo nghiên cứu cho thấy, có 3 loại nhiễm khuẩn thường gặp ở nước ta là: nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn vết mổ và nhiễm khuẩn tiêu hoá. Mỗi nhiễm khuẩn bệnh viện làm kéo dài thời gian nằm viện trung bình từ 9,4 đến 24,3 ngày và làm tăng chi phí điều trị trung bình từ 2-32,3 triệu đồng. Nhiễm khuẩn bệnh viện không những gây hậu quả

nặng nề về mặt lâm sàng, kinh tế mà còn là nguyên nhân làm xuất hiện những chủng vi khuẩn đa kháng thuốc. Tình trạng lạm dụng kháng sinh phổ biến ở những nước đang phát triển cũng là nguyên nhân làm trầm trọng thêm mức độ kháng thuốc của các chủng vi khuẩn bệnh viện.

- Khả năng chi trả của người bệnh: Khả năng chi trả dịch vụ y tế và khám chữa bệnh của người dân tăng lên nhưng sự chênh lệch giữa mức chi trả của người giàu và người nghèo cũng tăng lên nhanh chóng. Phần đông người bệnh chấp nhận mức phí khám chữa bệnh hiện nay, nhiều người giàu còn sẵn sàng trả tiền cao hơn để được phục vụ tốt hơn. Tiền thuốc bình quân đầu người không ngừng tăng lên qua các năm chứng tỏ người dân quan tâm nhiều hơn đến chăm sóc sức khỏe và an toàn.

Thứ hai: Tính cạnh tranh khốc liệt.

Thị trường thuốc kháng sinh vốn đã cạnh tranh gay gắt nên hoạt động Marketing thuốc kháng sinh cũng đỏi hỏi tính cạnh tranh cao. Các doanh nghiệp phải tính toán và cân nhắc giữa chính sách cho bác sỹ, chi phí đóng thuế nhà nước và đảm bảo uy tín của công ty. Điều này buộc các công ty phải đưa ra chiến lược Marketing một cách bài bản, phù hợp với đặc điểm của từng thời kỳ cũng như tìm hiểu chiến lược đối thủ để đưa ra chiến lược thích ứng nhằm chiếm lĩnh thị phần có chỗ đứng trên thị trường và duy trì vị thế hiện có.

Thứ ba: Tính linh hoạt.

Đã là marketing tức là phải linh hoạt, nhưng marketing thuốc kháng sinh thì mức độ linh hoạt lại cao hơn rất nhiều. Chiến lược của nó phụ thuộc vào từng phân khúc thị trường và thị trường mục tiêu mà nó hướng đến. Chiến lược của nó cũng phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của một sản phẩm kháng sinh và đồng thời linh hoạt theo đối thủ cạnh tranh. Và linh hoạt còn thể hiện ở chỗ nhanh đổi mới do chu kỳ sống của kháng sinh ngày càng rút ngắn do sự lạm dụng và kháng thuốc.

Thứ tư: Tính phổ biến

Theo mô hình bệnh tật, bệnh nhiễm khuẩn ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, việc sử dụng thuốc kháng sinh là một chỉ định bắt buộc. Thuốc kháng sinh trở thành một loại thuốc không thể thiếu trong tất cả các cơ sở y tế, từ các bệnh viện lớn nhỏ tới các trạm y tế xã phường, có thể sử dụng cho mọi đối tượng, giới thiệu cho mọi

bác sỹ ở hầu hết các chuyên khoa khác nhau. Tất cả các nhà thuốc, đại lý bán lẻ thuốc tân dược đều có không chỉ một mà rất nhiều loại kháng sinh.

Thuốc kháng sinh vẫn là mặt hàng chủ lực trong hầu hết các công ty sản xuất và kinh doanh dược phẩm. Doanh thu thuốc kháng sinh thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của hầu hết các công ty dược phẩm cũng như tỷ trọng kháng sinh dùng trong các cơ sở y tế cũng chiếm con số cao nhất so với các nhóm thuốc khác.

Số đăng ký thuốc kháng sinh hàng năm cũng cao nhất trong số các nhóm khác, nhưng thị trường kháng sinh đa số là thị trường biệt dược. Một hoạt chất có rất nhiều số đăng ký một mặt tăng cơ hội lựa chọn thuốc nhưng mặt khác lại tạo sự chồng chéo, khó kiểm soát.

Sự đa dạng và to lớn của thị trường thuốc kháng sinh làm cho các hoạt động Marketing cũng trở nên đa dạng và phổ biến hơn.

Thứ năm: Tính lạm dụng

Không chỉ kháng sinh mới bị lạm dụng mà Marketing thuốc kháng sinh cũng đang bị lạm dụng một cách thái quá. Do thuốc kháng sinh phải được kê đơn và sử dụng theo phác đồ nên đối tượng của Marketing thuốc kháng sinh không phải là bệnh nhân mà thông qua bác sỹ. Điều này thể hiện ở các hoạt động Marketing không lành mạnh, lợi dụng khuyến mãi để kích cầu, lợi dụng chiết khấu để ôm hàng, lợi dụng lợi ích vật chất để kích thích kê đơn…

60

Một phần của tài liệu Khảo sát sự vận dụng chính sách sản phẩm và xúc tiến hỗ trợ kinh doanh thuốc kháng sinh β lactam trên địa bàn hà nội giai đoạn 2005 2008 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w