Chiến lược kéo và đẩy

Một phần của tài liệu Khảo sát sự vận dụng chính sách sản phẩm và xúc tiến hỗ trợ kinh doanh thuốc kháng sinh β lactam trên địa bàn hà nội giai đoạn 2005 2008 (Trang 45 - 46)

- Chính sách xúc tiến hỗ trợ kình doanh: Sử dụng kết hợp chiến lược kéo và chiến

3.2.1. Chiến lược kéo và đẩy

Do thuốc kháng sinh là thuốc phải kê đơn, nên đối tượng để tiến hành hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh không phải là khách hàng tiêu dùng trực tiếp mà là các chuyên gia y tế tư vấn, chỉ định dùng thuốc (bác sỹ, dược sỹ tại bệnh viện các cơ quan điều trị, nhà thuốc và đại lý thuốc) và các trung gian trong quá trình phân phối thuốc tới người tiêu dùng.

Chiến lược kéo sẽ tác động trực tiếp lên bác sỹ kê toa, các dược sỹ trực tiếp bán thuốc tạo nhu cầu khiến các nhà phân phối trung gian phải tự nguyện mua hàng

thường áp dụng với thuốc kháng sinh mới và đang trong giai đoạn xâm nhập thị trường và thường được các hãng nước ngoài áp dụng với chi phí khổng lồ.

Chiến lược đẩy sử dụng các công cụ bán hàng ưu đãi để khuyến khích các nhà phân phối trung gian, nhà thuốc bán lẻ mua một lượng hàng lớn hơn nhiều nhu cầu bình thường, nhằm mục tiêu để các trung gian phân phối này phải tự đẩy mạnh giới thiệu và bán hàng cho người tiêu dùng  thường áp dụng với các kháng sinh đã phổ biến và khá quen thuộc trên thị trường.

Kết hợp cả chiến lược kéo đẩy là một nghệ thuật Marketing khéo léo nhằm tăng doanh số. Một mặt sử dụng chiến lược kéo: tăng cường quảng cáo giới thiệu thuốc, tuyên truyền làm tăng nhu cầu của sử dụng sản phẩm. Mặt khác sử dụng chiến lược đẩy: Tăng cường lượng hàng trên thị trường bằng khuyến mãi, ký gửi, kích thích bán hàng….

Hình 3.36: Mô hình kết hợp chiến lược kéo và đẩy

Bán buôn, các trung gian phân phối Nhà thuốc bán lẻ Bệnh viện, phòng khám

Một phần của tài liệu Khảo sát sự vận dụng chính sách sản phẩm và xúc tiến hỗ trợ kinh doanh thuốc kháng sinh β lactam trên địa bàn hà nội giai đoạn 2005 2008 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w