Chiến lược phát triển sản phẩm sóng đôi:

Một phần của tài liệu Khảo sát sự vận dụng chính sách sản phẩm và xúc tiến hỗ trợ kinh doanh thuốc kháng sinh β lactam trên địa bàn hà nội giai đoạn 2005 2008 (Trang 44 - 45)

- Chính sách xúc tiến hỗ trợ kình doanh: Sử dụng kết hợp chiến lược kéo và chiến

3.1.5. Chiến lược phát triển sản phẩm sóng đôi:

Chiến lược sản phẩm sóng đôi tức là việc sản xuất ra hai hay nhiều hơn số biệt dược có hàm lượng, dạng dùng và quy cách đóng gói giống hệt nhau, chỉ khác nhau về tên, mẫu mã, bao bì và có thể khác nhau về nguồn gốc nguyên liệu. Sử dụng chiến lược sóng đôi không những công ty tiết kiệm được chi phí nghiên cứu sản phẩm mới mà còn tận dụng được dây chuyền, thiết bị, chỉ thay thế vài công đoạn nhỏ trong quy trình sản xuất.

Trong chiến lược sản phẩm sóng đôi, các công ty thường xác định một sản phẩm là chiến lược, sản phẩm còn lại sẽ là “bệ phóng” bảo vệ để tiêu diệt các đối thủ cạnh tranh đồng thời mở rộng thêm thị phần. Doanh nghiệp sẽ quảng bá mạnh cho sản phẩm thứ 2 này để cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm của đối thủ. Các đối thủ cạnh tranh khi bị sản phẩm này tấn công sẽ tập trung toàn lực để đối phó, bỏ ngỏ thị trường cho sản phẩm chiến lược của doanh nghiệp kia. Kết quả là trong khi đối thủ còn đang mải đối phó với sản phẩm thứ 2 thì công ty đã ung dung chiếm lĩnh thị phần ở sản phẩm chiến lược của mình.

Công ty dược phẩm BT đưa ra chiến lược sản phẩm sóng đôi với hai biệt dược là Lemibet

Sinraci cùng hoạt chất là Imipenem và Cilastatin. Sinraci là sản phẩm bào vệ sản phẩm chiến lược

Lemibet. Khi Lemibet đã bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường chiếm được phần lớn thị phần trong thuốc kháng sinh, BT chủ động tung Sinraci để tạo sự chú ý và làm nhiễu đối thủ cạnh tranh trực tiếp Tienam vốn đã độc quyền nhiều năm. Khi Tienam biết đến và đưa ra những chính sách cạnh tranh với Sinraci thì BT tiếp tục tung Lemibet và chỉ sau một năm đã đánh bại Tienam ung dung chiếm thị phần tại khoa ngoại bệnh viện Bạch Mai, liên tục xuất hiện trong các bài viết trên tạp chí chuyên ngành của bệnh viện.

Bảng 3.25: Một số sản phẩm sóng đôi của các công ty

Công ty Sản phẩm Nhà sản xuất Hoạt chất

Viễn Đông Bbcin Hà Lan - Ấn độ Cefadroxil Pilocta Việt Nam sx nhượng quyền Hàn Quốc HG Pharm

Klamentin Việt Nam Amoxicilin

+clavulanic

Klamex Việt Nam

BT Việt Nam Lemibet Pharmabiot Imipenem +Cilastatin Sinraci BC Word Pharma Pharbaco Penicillin V Kali

1000000UI Việt Nam MethylpenicillinPhenoxy V

Zipencin

1000000UI Việt Nam

Vigentine Việt Nam Amoxicilin

+clavulanic

Amogentine Việt Nam

Pharbaco đưa ra 2 sản phẩm sóng đôi: Penicillin V Kali 1 triệu đơn vị và Zipencin 1 triệu đơn vị với cùng dạng đóng gói là hộp 10 vỉ x 10 viên nén nhưng đặt mức giá khác nhau: Penicillin 480 đ/viên còn Zipencin 790 đ/viên. Giá sản phẩm khác nhau nhiều nhằm hướng tới các phân khúc tiêu dùng có mức thu nhập khác nhau.

Một phần của tài liệu Khảo sát sự vận dụng chính sách sản phẩm và xúc tiến hỗ trợ kinh doanh thuốc kháng sinh β lactam trên địa bàn hà nội giai đoạn 2005 2008 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w