Phân tích phương sai là cách để kiểm tra xem liệu có bất kỳ sự khác biệt nào về hành vi như: giới tính, tuổi tác, công việc, trình độ học vấn với α = 0.05.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 đã trình bày cách thức thực hiện các nghiên cứu định tính, định lượng, quy trình nghiên cứu, thiết kế thang đo và các phương pháp xử lý số liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS 20.0.
Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Mẫu lớn hơn 165 được cho là phù hợp, nghiên cứu lựa chọn 350 mẫu. Tác giả cũng đưa ra một số tiêu chuẩn cho phân tích dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Với đánh giá độ tin cậy của thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha nằm trong khoảng 0.6 – 0.95 và hệ số tương quan so với biến tổng phải lớn hơn 0.3. Với phân tích nhân tố khám phá, 0.5 ≤ KMO ≤ 1 với mức ý nghĩa Sig.≤0.05; Eigen value ít nhất bằng 1; tổng phương sai trích đạt từ 50% trở lên; Factor loading > 0.5. Các tiêu chuẩn ở phân tích hồi quy cần phân tích là: ma trận tự tương quan, R square phải lớn hơn 0.5, xem xét các hệ số beta chuẩn hóa.
Chương 4 tiếp theo sẽ trình bày kết quả mô tả mẫu, kết quả nghiên cứu về Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy và thảo luận các kết quả nghiên cứu này.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 4 tác giả khái quát thực trạng sử dụng thẻ ghi nợ liên kết với tài khoản lương tại ACB trên địa bàn TPHCM. Sau đó đưa ra kết quả nghiên cứu, hoàn chỉnh các thang đo và đưa ra kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cũng như các giả thiết nghiên cứu thông qua phần mềm SPSS. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày một số phân tích mô tả về mẫu nghiên cứu và kết quả định lượng các thang đo.