Công tác hoạch định, triển khai và đánh giá chính sách phát triển dịch vụ logistics ở đô thị

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 34 - 35)

Chính sách phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố cũng là một bộ phận của chính sách kinh tế - xã hội nói chung nên quy trình chính sách phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố cũng bao gồm những bước như trong quy trình chính sách kinh tế - xã hội bao gồm hoạch định, triển khai và đánh giá chính sách.

Hình 1.2. Quy trình chính sách phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố

Nguồn: Đoàn Thị Thu Hà (2012)

Quá trình hoạch định chính sách phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố bao gồm một chuỗi các công việc liên hoàn sau: Một là xác định và lựa chọn vấn đề trong phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố để ra chính sách. Hai là xác định mục tiêu của chính sách. Ba là xây dựng các phương án chính sách với các giải pháp, công cụ để thực hiện mục tiêu. Bốn là lựa chọn phương án chính sách tối ưu. Năm là thông qua và quyết định chính sách.

Sau khi chính sách phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố được hoạch định, chính sách đó cần được thực thi trong thực tiễn nhằm biến chính sách thành những hành động và kết quả trong thực tiễn. Cơ quan quản lý địa phương là bộ phận hoạch định chính sách nhưng đồng thời cũng tổ chức thực hiện chính sách. Quá trình tổ chức triển khai chính sách gồm ba giai đoạn chính. Giai đoạn thứ nhất

là giai đoạn chuẩn bị thực hiện triển khai chính sách bao gồm các chuẩn bị về tổ chức và cán bộ triển khai. Giai đonạ thứ hai là giai đoạn chỉ đạo thực thi chính sách, đưa chính sách chỉ đạo thực thi trong thực tế. Giai đoạn ba là giai đoạn kiểm tra. Nhiệm vụ của giai đoạn này là kiểm tra, giám sát quá trình thực thi chính sách nhằm phát hiện những vấn đề nảy sinh để báo cáo và có biện pháp điều chỉnh.

Đánh giá thực hiện chính sách phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố là bước quan trọng trong quá trình chính sách. Tại đây cần quan tâm đến tính hiệu lực và hiệu quả của chính sách. Hiệu lực của chính sách thể hiện ở việc chính sách đó có bắt buộc và động viên được các đối tượng thực hiện chính sách một cách nghiêm túc hay không. Hiệu quả của chính sách là kết quả thu về so với chi phí bỏ ra thực hiện chính sách. Hiệu quả của chính sách có thể là hiệu quả kinh tế nhưng cũng có thể là hiệu quả xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w