nhiều trường hợp, yêu cầu về tiêu chuẩn sẽ là quy định bắt buộc. Một số lĩnh vực trong dịch vụ logistics có khả năng cao áp dụng các tiêu chuẩn như tiêu chuẩn về nguồn nhân lực, tiêu chuẩn về các phương tiện vận chuyển hàng hóa, tiêu chuẩn đối với các trung tâm logistics… Việc xây dựng và áp dụng các quy chuẩn này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ logistics.
3.2. Quan điểm hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ logistics trên địa bànHà Nội Hà Nội
3.2.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn Thành phốHà Nội Hà Nội
Với tính chất là một loại hình dịch vụ chất lượng cao và có giá trị gia tăng lớn, logistics thành phố cần có một chiến lược phát triển các dịch vụ chất lượng cao của Hà Nội. Quan điểm phát triển hệ thống logistics thành phố của TP. Hà Nội như sau:
- Coi logistics thành phố là một trong những ngành dịch vụ cơ sở hạ tầng mũi nhọn của Hà Nội trong chiến lược phát triển của ngành dịch vụ nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế thành phố nói chung.
- Chính sách phát triển dịch vụ logistics phải hòa hợp với các Chính sách phát triển kinh tế-xã hội khác của Thủ đô, hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực của dịch vụ logistics tới chất lượng sống của người dân Hà Nội.
- Phát triển dịch vụ logistics ở thủ đô với tư cách là một ngành dịch vụ trọng yếu. Đăc biệt là phát triển trên tinh thần huy động tối đa mọi nguồn lực và đa dạng các loại hình doanh nghiệp, coi logistic thành phố là yếu tố động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt trong phát triển thương mại và xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa, dịch vụ đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng.
triển hệ thống logistics thành phố cho chính địa phương mình mà cần quan tâm, phát triển hệ thống logistics thành phố với sự lan tỏa và thúc đẩy các địa phương lân cận trong cả nước phát triển theo.
- Phát triển nhanh, ổn định và có tầm nhìn dài hạn hệ thống logistics thành phố cả về kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời phải nâng cao năng lực và chất lượng hệ thống logistics thành phố.
- UBND TP. Hà Nội phải quản lý và tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho dịch vụ logistics ở thủ đô phát triển.
- Phát triển hệ thống logistics phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, gắn liền và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của các vùng và các hành lang kinh tế trên địa bàn và trong cả nước.
- Thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi và hiệu quả các công nghệ thông tin và truyền thông tiên tiến, hiện đại trong hệ thống logistics thành phố để theo kịp với sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong những năm tới, phát triển hệ thống logistics ở đô thị để đưa logistics trở thành một ngành hạ tầng kinh tế then chốt, một ngành dịch vụ chủ lực của thành phố có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP đồng thời hỗ trợ các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ khác trên địa bàn phát triển với tốc độ vượt trội.
- Về phát triển kết cấu hạ tầng logistics: Phát triển kết cấu hạ tầng logistics thành phố trên cơ sở kết hợp đồng bộ hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và đường hàng không, hạ tầng thông tin và truyền thông để đáp ứng yêu cầu của các công ty logistics và các công ty có nhu cầu đối với logistics ở thành phố theo từng thời kỳ.
- Về phát triển khung pháp lý: Hoàn thiện và duy trì khung pháp lý, năng lực hoạch định, thực thi của các cơ quan chức năng đối với các chính sách: phát triển hoạt động vận tải và an ninh chuỗi cung ứng, thương mại quốc tế, tài chính và đầu tư, phát triển nguồn vốn con người, quản lý chất lượng dịch vụ, quản lý dự án PPP với sự tham gia đầu tư của các định chế tài chính lớn như World Bank, ADB,...;
dịch vụ hỗ trợ các ngành theo quy hoạch và theo nhu cầu thực tế phát sinh trong từng giai đoạn.
- Về năng lực cung cấp dịch vụ logistics: Tập trung phát triển dịch vụ logistics thành phố để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở tiềm năng và điều kiện đặc thù của thành phố; phấn đấu giá trị gia tăng trong ngành dịch vụ logistics thành phố bình quân 10 - 11%/ năm trong giai đoạn 2013 - 2020; từng bước đưa tốc độ tăng trưởng dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của GDP, ổn định và nâng dần tỷ trọng của ngành dịch vụ logistics thành phố trong GDP của thành phố.