9h00 đến 11h00 ngày 01 tháng 12 năm 2017 tại Công ty cổ phần hàng hải Macs – Chi nhánh Hà Nội, tầng 4, số 9 Nguyên Hồng, Thành Công, Hà Nội.
Nội dung buổi phỏng vấn
Câu hỏi 1: Xin Ông giới thiệu đôi nét về Công ty cổ phần hàng hải Macs – Chi nhánh Hà Nội
Trả lời:
Công ty cổ phần hàng hải Macs – Chi nhánh Hà Nội là một chi nhánh của Công ty cổ phần hàng hải Macs, có trụ sở tại TP.Hồ Chí Minh. Công ty cổ phần hàng hải MACS – Chi nhánh Hà Nội hoạt động các ngành chính hiện có và mở rộng phát triển thêm các ngành có thế mạnh khác, bao gồm: Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải; Kinh doanh và khai thác vận tải biển, cảng biển; Kinh doanh kho bãi, dịch vụ hổ trợ ở cảng và cung ứng tàu biển; Vận tải và dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa đa phương thức; Tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ hàng hóa xuất nhập khẩu; Cho thuê văn phòng; Đại lý giao nhận vận chuyển Quốc tế; Đại lý Hải Quan
Hiện nay Công ty cổ phần hàng hải Macs – Chi nhánh Hà Nội có 23 nhân viên đều đã qua đào tạo về chuyên ngành logistics tại các trường đại học ở miền bắc.
Câu hỏi 2: Xin Ông cho biết nhận định của Ông về thực trạng phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn TP. Hà Nội hiện nay?
Trả lời:
triển mạnh mẽ.
Thứ nhất về cơ sở hạ tầng cho sự phát triển dịch vụ logistics ở đô thị được hoàn thiện. Tuy nhiên vẫn tồn tại thực tế là thiếu đồng bộ, nhất là giữa cảng biển với hệ thống đường bộ, đường sắt và hệ thống dịch vụ hỗ trợ sau cảng biển. Thiếu những cảng cạn, trung tâm Logistics có quy mô và vị trí thuận tiện tại mỗi khu vực kinh tế trọng điểm để làm đầu mối trung chuyển, phân phối hàng hóa. Trong hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn lạc hậu, chậm so với sự phát triển của thế giới rất nhiều.
Thứ hai về doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố nhiều nhưng phần lớn đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dẫn đến thực tế là hạn chế trong đầu tư phát triển dịch vụ. Đặc biệt là các doanh nghiệp này thiếu sự liên kết với nhau.
Thứ ba về doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics ngày càng tăng lên nhưng còn e dè trong sử dụng dịch vụ thuê ngoài là do vấn đề niềm tin vào doanh nghiệp cung ứng cũng như giá cả dịch vụ logistics thuê ngoài.
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng thì vấn đề cạnh tranh trở nên phổ biến. Rất cần những chính sách thiết thực, sát với dịch vụ logistics ở đô thị của TP. Hà Nội.
Câu hỏi 3: Thưa Ông, hiện nay TP. Hà Nội đưa ra nhiều chính sách nhằm
phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn TP. Hà Nội, trong đó đặc biệt chú trọng chính sách phát triển cơ sở hạ tầng. Ông có đánh giá như thế nào về nội dung cũng như mức độ hoàn thiện của chính sách này?
Trả lời:
Cơ sở hạ tầng cho dịch vụ logistics nói chung và logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng bao gồm cơ sở hạ tầng phần cứng (giao thông vận tải) và phần mềm (công nghệ thông tin). Về cơ bản TP. Hà Nội trong những năm qua đã đưa ra
khá nhiều chính sách.
- Đối với cơ sở hạ tầng đường bộ: Đưa ra các chính sách cải tạo các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc, hệ thống đường vành đai
- Đối với cơ sở hạ tầng đường thủy: TP. Hà Nội có đưa ra các chính sách phát triển hệ thống cảng, chính sách phát triển các đội tàu có trọng tải siêu trường, siêu trọng
- Đối với cơ sở hạ tầng đường sắt: Các chính sách nâng cấp các tuyến đường sắt, cải tạo hệ thống nhà ga và kho bãi đường sắt, trong đó ga Hà Nội và ga Giáp Bát được đầu tư cải tạo lớn.
- Đối với cơ sở hạ tầng đường hàng không: Chính sách phát triển kho hàng hóa của sân bay Nội Bài…
- Đối với các cảng cạn ICD: Chính sách cải tạo ICD Mỹ Đình, xây mới ICD Cát Bi…
- Về hạ tầng công nghệ thông tin: TP. Hà Nội triển khai chính sách cung ứng dịch vụ viễn thông 4G là nền tảng để ứng dụng các phần mềm hiện đại trong cung ứng dịch vụ logistics.
Tuy nhiên chính sách đưa ra khá nhiều nhưng còn nhiều bất cập. Những chính sách liên quan đến cơ sở hạ tầng đã triển khai thì tính kết nối chưa cao dẫn đến cơ sở hạ tầng cho dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố chưa có sự liên kết với nhau. Ví dụ như hệ thống đường sắt chưa có sự kết nối với đường thủy, đường hàng không… Chính sách công nghệ thông tin 4G đã ra đời nhưng mới triển khai nên chưa đánh giá được hiệu quả trong thực tế.
Câu hỏi 4: Về chính sách quản lý và phát triển các doanh nghiệp cung ứng
logistics trên địa bàn thành phố, Ông có đánh giá như thế nào?
Trả lời:
Hiện nay doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố chịu sự quản lý của nhiều luật như Luật Thương mại 2005, Luật Đường sắt 2005, Luật Giao thông đường bộ 2008… và văn bản dưới luật. Tuy nhiên chưa có luật hay văn bản dưới luật nào chuyên biệt về dịch vụ logistics. Nhiều văn bản điều chỉnh và chưa có văn
bản chuyên biệt dẫn đến thực trạng chồng chéo trong quản lý. Đây là hạn chế rất lớn khi hội nhập.
Về các chính sách phát triển các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố có thể kể đến một số chính sách như hỗ trợ tài chính, đào tạo nguồn nhân lực… Trong đó chính sách cải cách thủ tục hành chính đặc biệt là thủ tục hải quan và ứng dụng kê khai hải quan điện tử là chính sách rất được doanh nghiệp hưởng ứng. Chính sách đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí.
Câu hỏi 5: Về chính sách quản lý và phát triển các doanh nghiệp sử dụng
logistics trên địa bàn thành phố, Ông có đánh giá như thế nào?
Trả lời:
Xét về các chính sách quản lý và phát triển các doanh nghiệp sử dụng logistics trên địa bàn thành phố, hiện chưa có một chính sách cụ thể để kích thích các doanh nghiệp sử dụng tích cực sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài. Để kích thích sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài đòi hỏi phải có chính sách thuận lợi hóa việc tiêu dùng dịch vụ này. Trong khi đó để tiêu dùng thuận lợi yêu cầu phải có sự phát triển đồng bộ của các loại hình dịch vụ từ giao nhận, vận chuyển, phân loại đóng gói đến bảo hiểm, kê khai hải quan…
Câu hỏi 6: Xin Ông cho biết đánh giá về công tác hoạch định, triển khai và
đánh giá các chính sách phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội?
Trả lời:
Nhìn chung các công tác hoạch định, triển khai và đánh giá chính sách được thực hiện đúng quy trình. Công tác hoạch định chính sách được thực hiện dựa trên các dự báo và thực tế nên các chính sách đưa ra khá phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình triển khai còn nhiều hạn chế xuất phát từ chính những đội ngũ cán bộ thực thi cũng như công tác tuyên truyền về chính sách. Công tác đánh giá chính sách nhiều khi còn hình thức.
Câu hỏi 7: Xin Ông cho biết đánh giá chung về những chính sách phát triển
nguyên nhân giải thích nếu có hạn chế của chính sách?
Trả lời:
Những chính sách phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có thành công và hạn chế. Thành công thể hiện ở sự đa dạng của các chính sách, tương đối kịp thời và phù hợp với thực tế. Tuy nhiên còn những hạn chế chủ yếu là vấn đề chưa có văn bản pháp luật chuyên biệt về logistics, sự chồng chéo của cơ quan quản lý, triển khai thực thi chính sách chưa hiệu quả. Những hạn chế trên xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân năng lực đội ngũ thực thi chính sách cũng như kinh phí thực hiện chính sách. Đặc biệt là cần sự quan tâm, hỗ trợ từ phía Trung Ương
Câu hỏi 8: Câu hỏi cuối cùng, Xin Ông cho biết cần có những giải pháp gì
để hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới?
Trả lời:
Trước hết cần phải rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật về dịch vụ logistics. Cần có chính sách đầu tư xây dựng và phát triển các trung tâm logistics với công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó cần tích cực hơn nữa trong đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển dịch vụ logistics, từ nguồn nhân lực làm chính sách đến thực thi và nguồn nhân lực thực hiện dịch vụ logistics ở doanh nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn Ông đã dành thời gian quý báu để cung cấp thông tin cho đề tài luận văn Thạc sỹ của CHV!