triển dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội
2.3.4.1 Các cơ quan quản lý của Hà Nội đối với hoạt động logistics
Ở nước ta, về mặt quản lý nhà nước, các dịch vụ logistics do nhiều cơ quan khác nhau chịu trách nhiệm quản lý, không có một cơ quan đầu mối chuyên nghiệp đảm trách việc phát triển ngành Dịch vụ logistics. Nghị định 140/2007/NĐ- CP ngày 5/9/2007 “Quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics” (Điều 9). Sở Công thương của Hà Nội là cơ quan quản lý chính đối với dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội. Ngoài ra có sự phối kết hợp của các sở ban ngành khác như Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Giao thông vận tải…
Hình 2.3. Cơ quan quản lý của Hà Nội đối với hoạt động logistics
Nguồn: Tác giả phát triển từ Nghị định 140/2007/NĐ- CP
Mỗi cơ quan quản lý có chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Trong đó:
- Sở Công thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động logistics bao gồm việc xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch cũng như tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra, giám sách đối với các trung tâm logistics, doanh nghiệp cung ứng và tiêu dùng dịch vụ logistics.
- Sở Giao thông vận tải là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, thực hiện chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về: đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị; vận tải; an toàn giao thông; quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị gồm: Cầu
đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn Thành phố.
- Sở Quy hoạch – Kiến trúc: Có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố Hà Nội thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của UBND thành phố Hà Nội và theo quy định của pháp luật. Sở xây dựng các thông tin, chỉ tiêu quy hoạch, xây dựng đô thị, phương án kiến trúc cho các nhà đầu tư dự án hạ tầng logisistics trên địa bàn thành phố.
- Sở Tài nguyên và môi trường: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, thực hiện chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về thông tin quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đầu tư xây dựng hạ tầng logistics trên địa bàn thành phố
- Sở Kế hoạch và đầu tư: là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư gồm: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài; đấu thầu; đăng ký kinh doanh trong phạm vi Thành phố; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật. Sở là cơ quan cấp đăng ký doanh nghiệp cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Đồng thời mời gọi đầu tưu các dự án hạ tầng dịch vụ logistics, giải quyết các thủ tục đầu tư, ưu đãi đầu tư…
các cơ quan nhà nước, do đó chưa có sự quản lý đồng bộ và phát huy hiệu quả các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động logistics, hạn chế sự phát triển của ngành Dịch vụ logistics, một ngành kinh tế dịch vụ gia tăng giá trị quan trọng.
2.3.4.2 Các nguyên tắc quản lý của Hà Nội đối với hoạt động logistics
a. Quản lý của Hà Nội đối với hoạt đông logistics ở đô thị phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc tập trung dân chủ là sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ, vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ, vừa đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung. Tập trung dân chủ thể hiện quan hệ trực thuộc, chịu trách nhiệm và báo cáo của cơ quan quản lý trước cơ quan dân chủ; phân định chức năng, thẩm quyền giữa cơ quan quản lý các cấp, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung của cấp trên của trung ương và quyền chủ động của cấp dưới. Sự phân quyền cho từng cấp là cần thiết nhưng phải đồng thời được kết hợp với việc xác định vai trò của từng cấp và mỗi cấp lại có vai trò quản lí riêng đặc thù.Có sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, của địa phương đối với trung ương. Cấp trên và trung ương mới tập trung quyền lực nhà nước để chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương.
b. Quản lý của Hà Nội đối với hoạt động logistics phải đảm bảo nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ.
Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý ở các đơn vị, các tổ chức đối với dịch ụ logistics như Sở Công thương, Sở GTVT, Sở tài chính, cục thuế, chi cục hải quan… bên cạnh đó quản lí theo ngành cũng làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được yêu cầu quản lí của nhà nước và xã hội. Hoạt động quản lý theo ngành được thực hiện với hình thức, quy mô khác nhau, có thể trên phạm vi toàn quốc, trên từng địa điểm hay một vùng lãnh thổ.
Quản lý theo lãnh thổ là quản lý trên một phạm vi địa bàn nhất định theo sự phân vạch lãnh thổ của nhà nước. Tuy nhiên dịch vụ logistics thường diễn biến phức tạp. Các cá nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ logistics trong phạm vi thành phố Hà
Nội và liên tỉnh nên quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản không chỉ là hoạt động của một địa phương là Hà Nội mà cần phải có sự liên kết giữa các địa phương khác nhau.
Như vậy để đảm bảo việc thống nhất trong hoạt động và quản lí nhà nước đối với dịch vụ logistics phải kết hợp quản lí theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ.
c. Quản lý nhà nước đối với hoạt động logistics trên địa bàn Hà Nội phải đảm bảo nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng
Khi thực hiện hoạt động quản lý ngành đòi hỏi các chủ thể quản lý phải thực hiện rất nhiều việc chuyên môn khác nhau như lập quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, quản lý thực hiện các khoản thu chi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật... Do khối lượng công việc quản lý ngày càng nhiều và mang tính chất phức tạp nên đòi hỏi tính chyên môn hóa cao, vì thế nhu cầu quản lý theo chức năng luôn được đặt ra.
Quản lý theo chức năng là quản lý theo từng lĩnh vực chuyên môn nhất định. Cơ quan quản lý theo chức năng là cơ quan quản lý một lĩnh vực chuyên môn hay một nhóm các lĩnh vực chuyên môn có liên quan với nhau. Quản lý của Hà Nội đối với dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội là sự kết hợp của Sở Công thương, Sở GTVT…
Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng nhằm đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả từng chức năng quản lý riêng biệt của các đơn vị, tổ chức trong ngành, đồng thời bảo đảm mối quan hệ liên ngành, làm cho toàn bộ hoạt động của hệ thống ngành được phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả.
d. Nguyên tắc phát triển kết cấu hạ tầng logistics đồng bộ với kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.
Kết cấu hạ tầng logistics bao gồm hai nhóm chính là kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và kết cấu hạ cồng công nghệ thông tin. Mỗi một nhóm kết cấu hạ tầng có vai trò và vị trí khác nhau trong phát triển dịch vụ logistics. Trong đó kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có vai trò quyết định. Kết cấu giao thông vận tải thông thoáng, văn minh, hiện đại sẽ giúp cho kết cấu hạ tầng logistics phát triển.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc phát triển kết cấu hạ tầng logistics luôn luôn phải chú trọng nguyên tắc đảm bảo sự đồng bộ giữa kết cấu hạ tầng logistics với hạ tầng giao thông vận tải, đặc biệt phải có sự kết nối giữa kết cấu hạ tầng logistics với kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.
e. Nguyên tắc phát triển dịch vụ logistics ở đô thị nhằm thúc đẩy sản xuất, thương mại truyền thống, thương mại quốc tế và thương mại điện tử đồng thời môi trường thông thoáng, thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics.
Dịch vụ logistics ở đô thị có vai trò quan trong đối với sự phát triển của hoạt động thương mại. Dịch vụ logistics ở đô thị giúp cho hàng hóa được đẩy nhanh từ người sản xuất đến nơi có người tiêu dùng, rút ngắn thời gian lưu thông của hàng hóa. Tuy nhiên dịch vụ logistics ở đô thị không chỉ phát triển trên nguyên tắc phục vụ phát triển hoạt động nội thương mà ngày ngay còn phải phát triển trên nguyên tắc đẩy mạnh hoạt động ngoại thương. Trong bối cảnh bùng nổ của công nghệ thông tin thì phát triển dịch vụ logistics cũng gắn liền với sự phát triển của thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, phát triển dịch vụ logistics không những trên nguyên tắc thúc đẩy hoạt động thương mại mà còn thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Tạo môi trường kinh doanh thông thoáng để các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics đổi mới, sáng tạo, cung ứng chuỗi dịch vụ logistics ở mức độ 3PL, 4PL, hướng đến mức độ 5PL trên cơ sở phát triển thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, hiệu quả, chuyên nghiệp.
2.3.4.3 Nội dung hoạch định, triển khai và đánh giá chính sách phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội
Đối với một chu trình chính sách phát triển dịch vụ logistics thường bắt đầu từ việc hoạch định chính sách, tiếp theo là thực thi chính sách và sau một khoảng thời gian thực hiện cần tiến hành đánh giá chính sách để điều chỉnh, bổ sung chính sách.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tế phát triển hạ tầng cơ sở dịch vụ logistics cũng như dự báo nhu cầu trong những năm tới, Hà Nội đã hoạch định chính sách xây dựng thêm các cảng cạn ICD và các trung tâm logistics trên địa bàn Hà Nội.
TP.Hà Nội cũng đã tiến hành xây mới ICD Cổ Bi vào ngày 15/5/2016. Cảng cạn Cổ Bi với vị trí tọa lạc trong khu vực tiếp giáp QL1, 5B và vành đai III của Hà Nội trở thành nơi “cái rốn” tiếp nhận hàng hóa từ các tuyến hành lang vận tải quan trọng của phía Bắc trước khi được vận chuyển ra các cảng biển, cửa khẩu quốc tế. Theo thiết kế, khả năng thông quan hàng hóa tại Cảng cạn ICD Cổ Bi trong giai đoạn I vào cuối năm 2017 là 380 nghìn TEUs/năm (1 TEU tương đương 1 công-ten- nơ tiêu chuẩn 20 feet).
Nhằm phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội, TP. Hà Nội đã xây dựng quy hoạch phát triển ICD Mỹ Đình tại Đức Thượng, Hoài Đức. Với mục tiêu phát triển Cảng cạn Mỹ Đình phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đáp ứng nhu cầu thông quan hàng hóa tại ICD Mỹ Đình, Cảng cạn ICD Mỹ Đình được kỳ vọng là cảng kết hợp trưng bày, giới thiệu hàng hóa xuất nhập khẩu. Cảng có tổng diện tích khoảng 23.2 ha, trong đó diện tích khu dất xây dựng cảng khoảng 17.7 ha và còn lại 5.5 ha dành cho diện tích đường quy hoạch, với khối lượng hàng hóa thông qua dự kiến giai đoạn từ năm 2020 đến trước năm 2030 là 151,800 Teu/năm.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Công văn số 11475/VP-ĐT cho ý kiến về đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cảng Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Theo đó, đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cảng Container quốc tế Phù Đổng, huyện Gia Lâm với công suất bốc dỡ 2,54 triệu tấn hàng/năm do Công ty cổ phần Cảng Container quốc tế Phù Đổng tổ chức lập là phù hợp với định hướng quy hoạch chung và quy hoạch chuyên ngành.
Đồng thời với việc quy hoạch chính sách xây dựng các ICD trên địa bàn thành phố là các chính sách xem xét xây dựng các trung tâm logistics, trung tâm kho vận…TP. Hà Nội đang xem xét xây dựng các trung tâm logistics hạng I và II. Trung tâm logistics hạng I: có vị trí nằm gần hoặc có thể kết nối với cảng biển, cảng
hàng không quốc tế, công năng tích hợp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ của một TT logistics, hoạt động như một cảng, bãi container, kho ngoại quan, kho CFS, quy mô diện tích từ 20ha trở lên, bán kính phục vụ tối thiểu là trên 100km. TP.Hà Nội xem xét xây dựng tại Sóc Sơn. Trung tâm logistics hạng II: có vị trí nằm ở các TT kinh tế, thị trường tiêu thụ lớn, các vùng sản xuất tập trung, gồm một số công năng chính, chủ yếu của một TT logistics, hoạt động như một bãi container, kho ngoại quan, kho CFS, quy mô diện tích từ 10ha trở lên, bán kính phục vụ tối thiểu là trên 50km. TP.Hà Nội xem xét xây dựng tại Phúy Xuyên
UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 8040/QĐ-UBND chấp thuận Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam là nhà đầu tư thực hiện Dự án xây dựng Trung tâm Khai thác vận chuyển khu vực phía Bắc thành phố Hà Nội. Theo quyết định, tổng diện tích đất nghiên cứu lập dự án nêu trên là 27.844m2; mật độ xây dựng 29,74%; tầng cao công trình từ 1 đến 3 tầng, địa điểm xây dựng tại xã Kim Hoa, huyện Mê Linh.
Thời gian qua, việc hoạch định chính sách phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội đã cho ra đời nhiều chính sách phù hợp với thực tế, thực thi đem lại hiệu quả mà biểu hiện cụ thể là đã góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội của thủ đô nói chung và sự phát triển của dịch vụ logistics trên địa bàn thủ đô nói riêng. Trong thời gian qua, hoạt động hoạch định chính sách phát triển dịch vụ logistics đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ cả về số lượng và chất lượng.
b. Công tác triển khai chính sách phát triển dịch vụ logistics tại Hà Nội
Đối với chính sách phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua, việc thực thi, triển khai các chính sách khá thuận lợi do có sự nhất trí cao từ các cơ quan quản lý đối với dịch vụ logistics đến các doanh nghiệp cung ứng và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics.
Việc triển khai chính sách theo các cấp khác nhau. Có chính sách triển khai từ Trung Ương nhưng có chính sách từ UBND thành phố Hà Nội. Trong công tác triển khai chính sách thì xuất hiện thực trạng đó là công tác tuyên truyền về chính
sách còn nhiều yếu kém nên nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hạn chế trong việc tiếp cận. Bên cạnh đó khi triển khai chính sách thì hệ