Giải pháp hỗ trợ năng lực, chuyên môn cho các doanh nghiệp logistics

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 87 - 89)

Các doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nọi có đặc điểm phần lớn đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy vốn và năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế. Do vậy, TP. Hà Nội cần sớm đưa ra các giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp bao gồm hỗ trợ triển khai hiệu quả các hoạt động và hỗ trợ về mặt chuyên môn cho các doanh nghiệp.

Trước hết về hỗ trợ năng lực, thành phố cần có các chính sách khuyến khích sự liên kết giữa các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn thành phố. Liên kết này thể hiện trên các mặt liên kết chia sẻ về hệ thống kho bãi, phương tiện vận chuyển, về tìm kiếm thị trường đầu vào và đầu ra, liên kết tìm hiểu pháp luật…trên tinh tình các bên tham gia cùng có lợi vì một mục tiêu chung là sự phát triển của dịch vụ logistics thủ đô. Tuy nhiên để kết nối được các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, tôn chỉ và mục tiêu hoạt động không giống nhau là điều hết sức khó khăn. Do vậy cần thiết phải tăng cường chức năng và nhiệm vụ của các hiệp hội trên địa bàn thành phố như hiệp hội vận chuyển, hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ… Hơn cả là nên hình thành những sàn giao dịch logistics để các chủ thể tham gia có thể chia sẻ các thông tin với nhau và các cơ quan quản lý của thành phố cũng

dễ dàng quản lý và có chính sách phù hợp.

Để nâng cao năng lực của các doanh nghiệp logistics cũng cần đến các chính sách nhằm hoàn thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ liên quan như dịch vụ vận chuyển, bốc xếp, đóng gói bao bì, kê khai hải quan… với chi phí hợp lý nhất cho chủ hàng. Một phần các doanh nghiệp phải tự đổi mới quy trình hoạt động nhưng sự giúp đỡ từ phía chính quyền của thành phố là rất cần thiết. Doanh nghiệp có cố gắng hoàn thiện và đổi mới nhưng chính quyền thành phố không có các hoạt động đổi mới thì cũng không thể nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chính quyền thành phố cần đưa ra các chiến lược và kế hoạch hành động cho từng dịch vụ và sự phối kết hợp của các kế hoạch, chương trình hành động này với nhau để tạo một hành lang chung toàn diện cho các hoạt động của dịch vụ logistics. Doanh nghiệp vận tải phát triển nhưng nếu bảo hiểm không phát triển theo thì cũng là cản trở đối với ngành vận tải. Tương tự với nhiều dịch vụ khác như mọi dịch vụ đều được đổi mới nhưng thủ tục hải quan thông quan cho hàng hóa chậm trễ cũng khiến mọi cố gắng trở nên không thể thực hiện được.

Nâng cao trình độ năng lực, khả năng chuyên môn, ngoại ngữ của đội ngũ nhân lực, nhất là đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp. Các nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp cần phải hiểu và nắm vững các quyền và nghĩa vụ của cả người mua và người bán theo các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterm) khi tiến hành giao dịch mua bán với các đối tác nước ngoài để từng bước thay đổi thói quen, chuyển dần sang nhập theo điều kiện FOB và xuất theo điều kiện CIF. Trước hết là bởi vì rủi ro của việc nhập khẩu theo giá FOB hay theo giá CIF thì đều như nhau (đều tính thời điểm hàng qua “lan can tàu” tại cảng xếp - theo Incoterm 2000) hay nếu doanh nghiệp nhập theo FOB và xuất theo CIF thì bên cạnh việc góp phần mang lại lợi ích cho đất nước là tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn; tạo việc làm cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trong nước và trên địa bàn thì chính bản thân các doanh nghiệp cũng có lợi hơn rất nhiều như có thể dùng thư tín dụng (L/C) thế chấp tại ngân hàng khi thiếu vốn, sẽ vay được số tiền cao hơn; chủ động hơn trong việc thuê tàu và mua bảo hiểm, thậm chí nếu trong quá trình vận

chuyển hàng hóa nếu có phát sinh rủi ro, tổn thất thì với vị trí là người ký hợp đồng trên các hợp đồng thuê tàu và mua bảo hiểm, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc đòi bồi thường, tổn thất cho hàng hóa xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w