0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

ÐÔN PHẨM LẬP ÐỨC

Một phần của tài liệu KHAI-THI-2 (Trang 69 -72 )

(Vạn Phật Thành ngày 10 tháng 10 năm 1982)

Ngƣời học Phật cần phải làm cho Phật Giáo ngày một phát triển sáng lạng, đừng để Phật Giáo ngày một suy thoái. Làm thế nào để càng ngày càng phát triển sáng lạng? Ðầu tiên phải bồi dƣỡng phẩm cách cho ƣu tú, lấy đó làm nền tảng tốt. Khi có nền móng vững vàng thì tòa lâu đài xây lên không thể sụp đổ. Không thể xây một tòa cao ốc từ một nền móng không kiên cố

đƣợc. Trên phƣơng diện tu hành thì cần phải có căn bản vững vàng, trƣớc tiên cần phải "đôn phẩm lập đức."

Thế nào gọi là "đôn phẩm"? Tức là làm cho phẩm hạnh đƣợc đôn hậu. Thế nào là đôn hậu? Tức là tính tình đừng có khắc nghiệt, đừng có nhỏ nhen, đừng có hiểm trá quanh co. Nói một cách khác thì tâm lƣợng phải rộng lớn nhƣ hƣ không, bao trùm cả Pháp Giới, không có gì mà không bao phủ hay không dung nạp đặng!

Các vị thử nghĩ coi, hƣ không nào phải chỉ dung nạp những thứ tốt đẹp thôi, nó sẵn sàng bao nạp cả khí ô nhiễm, bẩn nhơ. Chúng ta cũng vậy: Mình phải có tâm lƣợng rộng lớn, dung nạp mọi thứ trong hằng hà sa số thế giới, nào là Tam Giáo, nào là Cửu Lƣu, tất cả mọi hình sắc, vạn vật, tốt xấu, thiện ác đều phải dung nạp hết. Ðó chính là làm cho phẩm hạnh đôn hậu, là bồi đắp cho đức hạnh của chính mình.

Mình cần phải nhún nhƣờng mà tiếp đãi ngƣời khác, luôn luôn nhận rằng mình có lỗi lầm và tiếp thọ sự khuyến khích, chỉ bày của kẻ khác. Lúc nào cũng tìm cách sửa đổi cho tốt hơn, đừng nên chấp ngã, đừng nên có ngã tƣớng, không nên coi cái "tôi" này là to lớn, quan trọng. Ðó chính là "đôn phẩm lập đức," làm cho cái nền tảng của bản thân đƣợc vững vàng. Nếu làm đƣợc vậy thì nhất định Phật Giáo sẽ phát triển, sáng lạng!

ÐẠO

(Vạn Phật Thành ngày 10 tháng 10 năm 1982)

Cá ở trong nƣớc mà không biết đang ở trong nƣớc. Con ngƣời sống ở trong không khí nhƣng không thấy đƣợc không khí. Tuy nhìn mà chẳng thấy, nhƣng không thể nói không có không khí. Không khí tuy không có hình tƣớng nhƣng chẳng phải là không có không khí.

Cá sinh trong nƣớc, nó nhìn mà chẳng thấy nƣớc; song một khi cá ra khỏi nƣớc thì nó không thể sống đƣợc. Con ngƣời nhờ vào không khí mà sinh tồn; tuy ăn không khí không làm mình no, song mình cần không khí để sinh tồn. Vạn vật sẽ chết vì thiếu không khí.

Nhân gian thì có không khí; ở trên trời cũng có một loại Thần khí, Thần tánh; ở nơi Phật thì có Phật tánh. Phật tánh và Thần tánh tuy không thể thấy đƣợc, song cảnh giới của Thánh nhân thì không thể không có. Nếu không có Thần khí thì chƣ thần sẽ đọa lạc. Nếu không có Phật tánh thì cũng không có Phật. Ðó thật là cảnh giới vô cùng kỳ diệu.

"Tu hành" tức là tu Ðại Ðạo vô hình, tu Ðại Ðạo vô tình, tu Ðại Ðạo vô danh. Cho nên Thái Thƣợng Lão Quân có nói trong Thanh Tịnh Kinh rằng:

"Ðại Ðạo vô hình, sinh dục thiên địa. Ðại Ðạo vô tình, vận hành nhật nguyệt. Ðại Ðạo vô danh, trưởng dưỡng vạn vật. Ngô bất tri kỳ danh, cưỡng danh vi Ðạo."

"Ðại Ðạo chẳng có hình dáng, nhưng sinh ra trời đất. Ðại Ðạo chẳng có tình cảm, song xoay vần nhật nguyệt

Ðại Ðạo chẳng có tên tuổi, song nuôi dưỡng vạn vật. Ta chẳng biết tên là gì, đành gọi là Ðạo vậy."

Chữ "Ðạo" này, theo chữ Hán thì trên đầu có hai chấm, tức là điểm âm và điểm dƣơng; lại cũng từ chữ "nhân", nghiã là ngƣời, mà biến hóa ra, hai điểm này là chữ "nhân" viết lộn ngƣợc. Tu Ðạo có nghĩa là phải lộn ngƣợc trở lại, là đi ngƣợc dòng nƣớc chứ không phải đi thuận theo dòng nƣớc. Ði thuận theo dòng nƣớc tức là sinh tử, mà đi ngƣợc dòng nƣớc tức là

Niết Bàn! Chữ "nghịch", nghĩa là ngƣợc, phía trên cũng có hai chấm, đó cũng là do chữ "nhân" mà ra. Cho nên muốn thuận thì thuận, muốn ngƣợc thì ngƣợc. Ởấ phía dƣới hai chấm

trong chữ "Ðạo" thì có một lằn ngang, tức là chữ "nhất". Chữ "nhân" này phân chia ra thành một âm một dƣơng; "thiên âm, thiên dƣơng" thì gọi là "Cực" ("thiên" nghĩa là thiên lệch, khi

âm thiên lệch hay khi dƣơng thiên lệch thì đến chỗ cùng cực).

Còn Ðạo ngƣời thì ở chỗ nào? Từ nơi chữ "nhất" này, tức là số một (1) mà tìm. Một (1) là bản thể của các số. Một này từ đâu mà có? Một này từ nơi số không (0) mà ra. Ðã "không" thì chẳng có trong cũng chẳng có ngoài, không bắt đầu cũng không kết thúc, quét sạch tất cả các pháp, lìa bỏ tất cả các tƣớng; phóng ra thì bao quát mọi thứ, cuộn lại thì ẩn tàng chẳng thấy. Tất cả vạn vật bắt đầu từ "số không" này mà ra. Cho tới sông núi, đất đai, phòng ốc nhà cửa, sâm la vạn tƣợng đều từ nơi "số không" này mà bắt đầu.

Nói một cách rõ ràng hơn thì "số không" này chính là bản hữu Phật tánh, là Ðại Quang Minh Tạng rực rỡ sáng ngời, nếu thâu nhỏ lại thì nhỏ hơn hạt bụi, nếu biến lớn ra thì lớn trùm Pháp Giới. Cho nên lớn vô cùng mà nhỏ cũng vô cùng; chẳng có hạn lƣợng nào cả chính là "số không" vậy. Song, con ngƣời không biết giữ gìn quy củ, đem "số không" này mà phá vỡ đi, cho nên biến thành "số một." Do đó nếu chỉ có "số không" mà thôi thì không có "số một," cũng chẳng có các số khác, và cũng chẳng cần thiết phải có các số khác!

Bởi vậy cho nên bản lai là hào quang sáng ngời rạng rỡ, sau đó thì biến thành Một. Một này: một bên tức là âm, một bên tức là dƣơng, có nghĩa là từ một âm một dƣơng mà sinh ra muôn vật. Con ngƣời tu Ðạo thì phải từ nơi số Một này mà bắt đầu.

Trong chữ "Ðạo", ở dƣới nét chữ "nhất" thì có chữ "tự", bây giờ mình phải đi kiếm chữ "tự." Chữ "tự", nghiã là chính mình, gồm có dấu phết

và chữ "mục" nghiã là con mắt; tức là phải dùng con mắt mà hồi quang phản chiếu, mà hƣớng vào bên trong, không phải chạy ra ngoài mà nhìn. Ðóng con mắt lại là chữ "tự", tức là chính mình.

Bây giờ, nếu thêm chữ "sƣớc" ở một bên nữa thì thành ra chữ "Ðạo", ý nói Ðạo là cần phải tu, bởi vì chữ "sƣớc" có nghĩa là đi, là bƣớc, là thực hành.

Ông Hàn Dũ ở trong Tập Nguyên Ðạo có nói rằng: "Do thị nhi chí yên chi vị Ðạo."

(Từ nơi này mà đi tới chỗ kia thì gọi là Ðạo.)

"Ðạo" có nghĩa là đƣờng đi, cho nên tu Ðạo thì cần phải cung hành thực tiễn, thật sự tu hành, phải nỗ lực và hết sức thành tâm. Nếu mình muốn phản bổn hoàn nguyên thì cần phải từ nơi "số một" này mà tu về"số không."

"Ðắc nhất vạn sự tất" (đƣợc Một, mọi sự đều xong). Nếu mình khôi phục lại đƣợc "số không" này, tức là mình có thể trở về với bản lai diện mục và có thể chuyển diệu Pháp Luân.

Một phần của tài liệu KHAI-THI-2 (Trang 69 -72 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×