0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

TAM TẠNG KINH MƯỜI HAI BỘ?

Một phần của tài liệu KHAI-THI-2 (Trang 103 -104 )

(Vạn Phật Thành ngày 17 tháng 10 năm 1983)

Tam Tạng tức là Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng. Kinh Tạng nói về cái học của Ðịnh, Luật Tạng nói về cái học của Giới và Luận Tạng nói về cái học của Huệ.

Sau khi Ðức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, Tôn giả Ma Ha Ca Diếp lãnh đạo 500 vị chứng quả A La Hán ở nơi Thất Diệp Quật để kết tập Ba Tạng Kinh Ðiển. Bấy giờ, Tôn giả A Nan ghi lại lời Pháp mà Ðức Phật đã dạy lúc còn tại thế và làm thành Kinh Tạng; Tôn giả Ƣu Bà Ly đem những giới luật mà Ðức Phật đã dạy sắp xếp lại thành Luật Tạng; Tôn giả Ma Ha Ca Diếp đem tâm đắc của các vị đệ tử học Kinh, nghiên cứu Luật, mà kết tập lại thành Luận Tạng.

Mƣời hai bộ tức là 12 đề mục phân biệt văn thể của Kinh, đƣợc tóm tắt trong bài kệ sau đây:

Trường Hàng, Trùng Tụng tịnh Cô Khởi, Tỷ Dụ, Nhân Duyên, dữ Tự Thuyết,

Bổn Sự, Bổn Sinh, Vị Tằng Hữu, Phương Quảng, Luận Nghị cập Thọ Ký.

1. Trƣờng Hàng: Kinh thuộc loại này thì viết bằng văn xuôi từng hàng, từng hàng.

2. Trùng Tụng: tức là nghĩa lý ở văn xuôi đƣợc diễn tả bằng thể kệ tụng, để lập lại ý chính. 3. Cô Khởi: là những bài kệ, bài tụng viết ra độc lập, chẳng liên quan gì tới ý văn phía trƣớc và phía sau của Kinh.

4. Tỷ Dụ: là dùng ví dụ để thuyết minh nghĩa lý của kinh văn.

5. Nhân Duyên: là phần tƣờng thuật các nhân duyên liên quan đến những chuyện xảy ra. 6. Tự Thuyết: thƣờng thì có ngƣời thỉnh Pháp, Ðức Phật mới thuyết Pháp; duy chỉ có bộ Kinh A Di Ðà thì không có ngƣời thỉnh mà Ðức Phật tự thuyết.

7. Bổn Sinh: là phần Ðức Phật kể về quá khứ kinh lịch khi Ngài hoằng Pháp lợi sinh. 8. Bổn sự: là phần kể lại những việc mà các vị Bồ Tát, A La Hán đã làm lúc tu nhân. 9. Vị Tằng Hữu: là nói về những chuyện thần thông biến hóa mà xƣa nay chƣa từng nghe thấy.

10. Phƣơng Quảng: là phần kinh phƣơng chính quảng đại nói đến cảnh giới viên dung vô ngại.

11. Luận Nghị: là phần báo cáo về sự nghiên cứu Kinh, Luật của các vị đệ tử, hoặc là phần ghi chép lời thảo luận của Ðức Phật và các đệ tử.

12. Thọ Ký: là phần đề cập đến việc Ðức Phật thọ ký cho những vị Bồ Tát, nhƣ lúc nào thì họ thành Phật, khi nào thì họ sinh Tịnh độ, thành Phật ở cõi Tịnh độ nào, hay là những dự ngôn v.v....

Tôi giới thiệu mƣời hai bộ Kinh Tam Tạng đơn giản nhƣ vậy để các vị có một ấn tƣợng sơ khởi. Chúc các vị thâm hiểu Kinh Tạng, và phát trí huệ rộng lớn nhƣ biển.

Một phần của tài liệu KHAI-THI-2 (Trang 103 -104 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×