0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

NGUY CƠ CỦA SỰ TIẾN BỘ KHOA HỌC, KỸ THUẬT

Một phần của tài liệu KHAI-THI-2 (Trang 75 -76 )

KHOA HỌC, KỸ THUẬT

(Vạn Phật Thành ngày 25 tháng 3 năm 1983)

Nhân loại ai ai cũng "hƣớng ngoại truy cầu." Vì cầu ở ngoài tâm cho nên càng cầu thì càng xa gốc, không sao tới đƣợc đích; mà càng không tới đƣợc đích thì càng muốn truy cầu thêm. Ðó gọi là "bỏ gốc theo ngọn, bỏ gần theo xa."

Các vị cho điện não (computer), Tivi, điện thoại, tủ lạnh, v.v... là hay, là đẹp, kỳ thật chúng tƣợng trƣng cho vật bên ngoài đã làm con ngƣời mê muội, ham chấp trƣớc, không giác ngộ. Nhƣng nếu mình thật sự thông suốt mọi sự thì những thứ đó có thể giúp mình giác ngộ. Lục căn (tai, mắt, mũi, lƣỡi, thân, ý) là sáu tên cƣớp (Lục tặc) làm cho con ngƣời đọa lạc, nhƣng nếu biết cách dùng chúng thì có thể tu hành thành Ðạo Vô Thƣợng Bồ Ðề, thành Phật!

Tuy ở bên ngoài có điện não xuất hiện, song trong tự tánh của mình cũng đầy đủ những thứ vi diệu bất khả tƣ nghì nhƣ vậy. Xƣa nay mình vốn không cần thiết phải hƣớng ngoại truy cầu. Song, bởi vì cái bảo bối kỳ diệu khó diễn bày gọi là "thƣờng trụ chân tâm, tánh tịnh minh thể" của chúng ta bị Ngũ ấm che khuất, cho nên bảo bối đó không thể xuất hiện đƣợc. Rồi thì do vô minh nên mình lại bỏ gốc chạy theo ngọn, bỏ cái gần chạy theo cái xa, mà không biết quay đầu nhìn lại tự tâm mình.

Có điện não bên ngoài là do có điện não trong tự tánh của mình. Ðiện não đó gọi là Thần não, cũng có thể gọi là Thánh não, Phật não, hay Ðại Trí Huệ. Hiện tại các khoa học gia tuy phát minh đƣợc đủ thứ tân kỳ, song chúng đều là những thứ ở bên ngoài tự tâm, càng cầu càng tìm chúng thì lại càng xa gốc. Các khoa học gia chỉ hiểu những thứ hời hợt bề ngoài mà thôi; tuy có vẻ nhƣ đạt đƣợc chỗ sở đắc, kỳ thật, họ đánh mất đi bản hữu trí huệ của họ, cho nên gọi là "bỏ gốc, theo ngọn."

Ngƣời tu Ðạo thì phải "bỏ ngọn, theo gốc," phải làm sao để Phật tánh bản hữu của mình đƣợc viên mãn, phải làm thế nào để phản bổn hoàn nguyên, để khôi phục lại bản hữu trí huệ, tức là Ðại Viên Cảnh Trí, Bình Ðẳng Tánh Trí, Diệu Quán Sát Trí, Thành Sở Tác Trí. Nếu đem điện não so sánh với bốn Trí này thì điện não bất quá chỉ bằng một phần trong hàng trăm ngàn vạn ức phần của bốn Trí kia. Nhiều ngƣời lấy đồng thau mà cho là vàng thiệt, thật đáng thƣơng xót!

Cho nên, chúng ta là kẻ tu Ðạo thì phải nhận chân đƣợc bản hữu trí huệ của mình, không cần phải truy cầu những thứ cao siêu xa vời ở bên ngoài.

Chúng ta hoàn toàn không cần đến những vật bên ngoài ấy sao? Tôi đã từng nói rằng điện não là thứ yêu quái do khoa học sinh ra, làm cho con ngƣời thất nghiệp, lƣời biếng giải đãi, ƣa thích phóng túng, ghét làm lụng cực nhọc. Nếu tệ trạng này tiếp tục thì chẳng bao lâu loài ngƣời sẽ biến thành đồ phế thải, không còn dùng đƣợc nữa. Khi con ngƣời đã vô dụng thì đƣơng nhiên cuộc hý trƣờng tại thế gian này sẽ mau chóng bế mạc; bởi vì con ngƣời thành vô dụng thì cần con ngƣời làm gì nữa? Song ngƣợc lại, nếu con ngƣời giác ngộ, thì họ sẽ dùng trí huệ để sử dụng kỹ thuật, không để cho kỹ thuật khống chế con ngƣời. Lúc đó, đƣơng nhiên con ngƣời sẽ tạo ra rất nhiều sản phẩm có lợi ích cho nhân quần!

Nói tóm lại, cũng là một sản phẩm song điều quan trọng là chúng ta có biết sử dụng nó hay chăng. Mình phải sử dụng điện não, không để nó khống chế mình! Cho nên nói rằng:

"Kiến sự, tỉnh sự: xuất thế gian, Kiến sự, mê sự: đọa trầm luân."

Dịch là:

"Thấy việc, liền thức tỉnh: vượt trần gian, Ðụng chuyện, mà lờ mờ: đọa luân hồi."

Một phần của tài liệu KHAI-THI-2 (Trang 75 -76 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×