0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

CÁI HỌC TẠO MỆNH

Một phần của tài liệu KHAI-THI-2 (Trang 60 -61 )

(Vạn Phật Thành ngày 7 tháng 10 năm 1982) Lão Tử nói rằng:

"Quân tử hữu tạo mệnh chi học, Mệnh do ngã lập,

Phước tự kỷ cầu. Họa, phước vô môn, Duy nhân tự chiêu."

Nghiã là:

"Quân tử có cái học tạo mệnh, Mệnh do mình lập, Phước do mình cầu. Phước với họa chẳng có cửa, Chỉ do mình tự chiêu cảm lấy."

"Quân tử hữu tạo mệnh chi học." Trời, Ðất, Ngƣời gọi là Tam Tài. Ngƣời là đại biểu của trời, đất; trời không thể nói đƣợc mà đất cũng không thể nói đƣợc, chỉ có ngƣời mới có ngôn từ, có động tác. Sinh mạng con ngƣời không phải là nhất định, nhƣng cũng có thể nói là nhất định. Tại sao nhất định? Cũng nhƣ là mình chia đồ vật vậy: Anh một phần, tôi một phần; đó gọi là nhất định. Thế nào là không nhất định? Giống nhƣ đồ vật của anh thì anh dùng hết rất mau, mà đồ vật của tôi thì tôi không dùng cho nên vẫn còn nguyên; đó gọi là không nhất định. Cho nên nói: "Quân tử có cái học tạo mệnh."

Khi sinh ra, chẳng ai kêu mình làm chuyện ác cả, song mình cứ làm ác; đó là mình tự cải biến vận mạng của chính mình. Sinh ra chẳng có ai kêu mình làm chuyện thiện cả nhƣng mình cứ làm chuyện thiện, thì đó là mình siêu thoát ra khỏi vận mệnh. Thí dụ nhƣ khách bộ hành, muốn đi hƣớng đông thì nhắm hƣớng đông mà đi, muốn đi hƣớng tây thì nhắm hƣớng tây mà đi. Mệnh vận của ngƣời quân tử thì rất linh hoạt chớ không phải là cứng ngắc; tất cả mọi chuyện đều do nơi tay mình làm nên, bởi thế: "Quân tử có cái học tạo mệnh."

"Mệnh do ngã lập." Mình có thể cải biến vận mệnh của chính mình. Nếu nhƣ khi có bịnh mà biết giữ gìn thì không đi đến tình trạng nguy hiểm đến tánh mạng. Ðó là tự mình có năng lực kiểm soát chính mình, không phải ỷ lại ngƣời khác. Ðáng lẽ phải sống chết luân chuyển trong Lục đạo, nhƣng nếu biết tu Ðạo thì có thể siêu thoát ra khỏi vận mệnh, cắt đứt vòng sinh tử; đó cũng gọi là tạo mệnh.

"Phƣớc tự kỷ cầu." Phƣớc từ nơi mình mà cầu: Nếu mình biết tu phƣớc thì có phƣớc, biết tu huệ thì có huệ. Phƣớc, huệ cùng tu thì càng tốt hơn nữa.

Tu phƣớc thì phải hƣớng về bên trong mà cầu; cầu nơi chính mình, coi thử mình có đức hạnh hay không. Có đạo đức là có phƣớc, không đức hạnh thì là kẻ vô phƣớc. Quân tử cầu nơi chính mình, tiểu nhân thì cầu cạnh nơi ngƣời khác. Tiểu nhân lúc nào cũng hƣớng ra bên ngoài mà cầu.

"Họa, phƣớc vô môn. Duy nhân tự chiêu." Họa, phƣớc không có cửa ra vào, chỉ do mình tự chuốc lấy; có nghĩa là: Bịnh tùng khẩu nhập, Họa tùng khẩu xuất. (Bịnh từ miệng mà vào, Họa do miệng mà ra.) Con ngƣời gặp phải đủ thứ tai họa, hoạn nạn là do ăn nói bậy bạ mà ra. Kẻ ham ăn vị ngon, cá thịt, gà vịt, đồ biển v.v... tuy rằng nhất thời sƣớng cái miệng song sẽ mang nhiều bịnh tật. Khi ăn thì thấy ngon thiệt, nhƣng dần dà khi chất độc ngấm vào sanh bịnh thì sẽ hết thuốc chữa! Hiện tại thịt động vật có một chất độc mà không có thuốc nào chữa đƣợc. Cho nên khi ta ăn thịt thú vật thì thứ độc ấy truyền vô ngƣời mình. Thực vật là loại không có sinh mạng, nên dù có độc cũng rất ít. Chất độc trong thịt là 100%, còn độc trong đồ chay chỉ có 1%, cho nên có thể nói rằng ăn thịt với ăn chay khác nhau một trời một vực! Các vị học Phật Pháp đừng nên tham ăn đồ ngon, đừng tham ngon miệng! Sau một thời gian ăn chay, chất độc trong ngƣời có thể bài tiết ra hết mà không mắc phải những bịnh quái gở. Hy vọng các vị chú ý nghiên cứu lời tôi nói. Thời đại bây giờ vô cùng tệ hại, nên mọi ngƣời phải mạnh dạn khuyến khích nhau đừng sát sinh, mà phải bảo vệ sinh mạng thì mới tránh đƣợc họa nhân loại diệt vong. Mong các vị hãy thận trọng, và hãy tự chế!

Một phần của tài liệu KHAI-THI-2 (Trang 60 -61 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×