TU ÐẠO KHÔNG CẦN QUÁ THÔNG MINH

Một phần của tài liệu Khai-Thi-2 (Trang 29 - 30)

(Vạn Phật Thành ngày 7 tháng 5 năm 1982) Lão Tử nói:

"Dưỡng thành đại chuyết phương vi xảo, Học đáo như ngu thủy kiến kỳ."

Dịch là:

"Dưỡng tâm như dại là tuyệt xảo, Học tới như ngây mới diệu kỳ."

Mình cần học "ngây ngô." Song học ngây ngô không phải là chuyện dễ, bởi vì kinh nghiệm thƣờng dạy mình rằng đừng có ngây ngô. Cho nên nếu dƣỡng tâm nhƣ khờ dại thì đó mới gọi là tinh xảo. Tu hành tức là muốn dƣỡng "chuyết," dƣỡng tâm nhƣ kẻ khờ khạo; càng khờ càng tốt.

Sao gọi là khờ? Khờ có nghĩa là hoàn toàn chẳng có vọng tƣởng. Không khờ thì vọng tƣởng đầy dẫy. Vọng tƣởng mà nhiều thì tự nhiên muốn tìm chuyện xƣa, muốn biết chuyện nay, rồi muốn xen vào đủ chuyện tạp nhạp, muốn hiểu đủ thứ báo chí tin tức lăng nhăng. Ðó là những điều chƣớng ngại cho sự tu hành. Sự khờ khạo, dốt nát chân chính là nhƣ thế nào? Tức là nhập Ðịnh. Nếu nhập Ðịnh thì đông, tây, nam, bắc, đều chẳng biết tới; cùng thế giới vô tranh, tự tại vô ngại.

Tại sao mình không thể tự tại vô ngại đƣợc? Là bởi vì còn có lòng tranh, lòng tham, lòng cầu, lòng ích kỷ, lòng tự lợi; do đó chẳng thể tự tại đƣợc. Muốn tự tại cũng làm không đƣợc. Khi đã bất mãn hiện tại, bất mãn quá khứ, bất mãn tƣơng lai, cứ cho rằng ngƣời khác đối với mình không tốt, cho rằng mình cƣ xử tốt với ngƣời, tự biện hộ, tự đứng trên cƣơng vị không thua ai cả, rằng mình là hơn ngƣời, thì không thể tu Ðạo đƣợc. Tu Ðạo tức là chẳng biện hộ, chẳng giảo hoạt, chẳng nói chuyện thị phi; cho nên nói: Ma Ha Tát, bất quản tha, Di Ðà Phật, các cố các. (Ðại Bồ Tát, chẳng xen vào chuyện ngƣời. A Di Ðà Phật, ai lo chuyện nấy!)

Luôn luôn canh gác thân tâm, không nghĩ loạn xạ, đó tức là chân chính tu Ðạo. Kẻ không chân chính tu Ðạo thì lúc nào cũng nghĩ này nọ loạn xạ, lúc nào cũng tìm phƣơng cách để làm lợi cho mình. Vì thế kẻ chân chính tu hành thì phải: Vạn duyên phóng hạ, Nhất niệm bất sanh. (Buông xả mọi chuyện, Một niệm không khởi.)Buông xả tất cả danh lợi, tiền tài, sắc đẹp, ăn uống, ngủ nghỉ. Không khởi ý niệm nên không có ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả; luôn luôn tự tại an lạc.

Chân chính tự tại là gì? Tức là không khởi vọng tƣởng!Nếu tối ngày cứ khởi vọng tƣởng thì mình không có tự tại; tƣ tƣởng loạn xạ của mình sẽ tới khắp cùng hƣ không, Pháp Giới. Nếu không muốn tu thì chẳng cần nói làm gì, bằng nếu muốn chân chính tu hành thì đừng nghĩ loạn xạ, hãy đem tâm mình cột chặt một chỗ, nhất tâm chuyên niệm. Hễ chuyên nhất thì mới linh ứng; hễ tâm phân tán thì trở nên u mê. Cho nên ngƣời muốn tu thì phải biết đạo lý này vậy.

Một phần của tài liệu Khai-Thi-2 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)