0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

CẦN VƯỢT QUA KHẢO NGHIỆM

Một phần của tài liệu KHAI-THI-2 (Trang 107 -109 )

(Vạn Phật Thành ngày 25 tháng 10 năm 1983)

Kẻ học Phật Pháp nhất định phải diệt sạch tâm ích kỷ, tự lợi, đừng để bị tổn hại đến định lực của mình, mà phải chuyển thành tâm "vì Pháp quên mình," chỉ cần đƣợc nghe Phật Pháp thì dù phải bố thí thân thể, tánh mạng cũng không mảy may nuối tiếc hay hối hận. Các vị phải biết rằng:

"Ðạo cao nhất xích, Ma cao nhất trượng. Ðạo cao nhất trượng,

Ma tại đầu thượng."

Nghĩa là:

"Ðạo cao một gang, Ma cao một tầm. Ðạo cao một tầm, Ma trên đầu ta."

Các vị càng muốn dụng công tu hành thì càng chịu nhiều khảo nghiệm để coi thử các vị có nhận thức đƣợc hay không. Ngƣời muốn tu Ðạo nhất định trƣớc hết phải trừ lòng tham, chẳng

còn lòng sân, và không có phan duyên.

Không phan duyên nói chung là không dùng thủ đoạn để thu nhận tiền bạc hay đồ vật của kẻ khác. Các vị nhất định phải trừ sạch lòng tham lam, sân giận, và ngu si; bởi vì nếu còn ba thứ độc này thì còn sinh ra đủ thứ phiền não!

Mỗi ngƣời không ai biết đƣợc nghiệp chƣớng của chính mình, nhƣng khi bắt đầu chân chính tu hành thì thƣờng sinh ra đủ thứ ma chƣớng; đó là vì:

"Yếu học hảo, oan nghiệt trảo, Yếu thành Phật, tiên thọ ma."

Nghĩa là:

"Muốn học giỏi, oan nghiệt tìm, Muốn thành Phật, trước gặp ma."

Hiện tại (1979), một vị "Tam bộ nhất bái" là Thầy Hằng Triều vừa mới xuất gia, lên đƣờng đi "ba bƣớc một lạy." Vừa biết thế nào là dụng công hành Ðạo, phản bổn hoàn nguyên, thì bỗng nhiên mẹ của Thầy sinh bịnh, phải vào nhà thƣơng giải phẫu. Chuyện giải phẫu không phải là ngặt nghèo, nhƣng khiến tâm Thầy nổi lên đủ thứ vọng tƣởng, nên lạy Phật mà trở thành lạy vọng tƣởng! Thật là một sự thử thách ghê gớm. Nếu tâm không vững thì sẽ bị cảnh giới làm lay chuyển. Song, tuy bên trong thì tâm động nhƣng bên ngoài thì thân vẫn lễ lạy; và Thầy đã

dùng ý chí kiên cƣờng để khắc phục những vọng tƣởng đó.

Các vị thử nghĩ coi, tu hành không phải là chuyện dễ! Thầy Hằng Triều cảm thấy rằng đối với những cảnh giới khác thì Thầy có thể giữ tâm không bị lay chuyển, song đối với cảnh giới này (mẹ bị bệnh) thì Thầy có phần nào không giữ tâm cho vững đƣợc. Tuy chịu không nổi nhƣng Thầy vẫn tiếp tục cuộc hành trình "Ba bƣớc một lạy," tỏ ra không bị cảnh giới làm cho lay chuyển.

Các vị tu Ðạo cần chú ý! Không thể khởi vọng tƣởng đƣợc! Vọng tƣởng là tảng đá cột chân ngƣời tu hành; có vọng tƣởng gì thì tự nhiên có cảnh giới ấy tới khảo nghiệm. Cho nên tôi thƣờng nói:

"Nhất thiết thị khảo nghiệm, Khán nhĩ trẫm ma biện. Ðối diện nhược bất thức,

Tu tái tùng đầu luyện."

Nghĩa là:

"Tất cả là thử thách, Coi bạn xử làm sao. Ðối mặt mà chẳng biết,

Phải luyện lại từ đầu."

Cũng giống nhƣ trai không buông bỏ đƣợc vợ, gái không buông bỏ đƣợc chồng, con không buông bỏ đƣợc cha mẹ, cha mẹ không buông bỏ đƣợc con cái; đó đều là những hoàn cảnh để khảo nghiệm mình. Cũng chính vì chỗ không buông bỏ đƣợc đó mà mình chẳng tu hành đặng.

Khi cảnh giới đến thì mình không dễ gì vƣợt qua cửa ải này đƣợc. Có câu rằng: Tu Ðạo nhƣ bà bách xích can, Hạ lai dung dị thƣợng khứ nan. Nghĩa là: Tu Ðạo nhƣ trèo sào trăm thƣớc,

Tuột xuống dễ nhƣng trèo lên khó.

Các vị suy nghĩ coi làm thế nào bây giờ? Nếu không tiến lên trƣớc thì mình sẽ lùi lại phía sau. Tiến lên trƣớc thì sẽ thăng tiến dễ dàng, lùi về phía sau thì rất dễ bị đọa lạc. Ði lên là con đƣờng thiện, đi xuống là con đƣờng ác; thật là:

"Nan! Nan! Nan! Tu hành nhất tự linh nhân hàn.

Tu tảo khởi, ưng vãn miên, Triều triều dạ dạ bất đắc nhàn."

Nghĩa là:

"Khó! Khó! Khó!

"Tu hành" hai chữ lạnh rét run. Thức thật khuya, dậy lại sớm, Ðêm đêm ngày ngày chẳng đặng nhàn!"

Các vị nói coi, khó hay không khó?

Một phần của tài liệu KHAI-THI-2 (Trang 107 -109 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×