0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

PHÁP GIỚI DUY TÂM TẠO

Một phần của tài liệu KHAI-THI-2 (Trang 57 -60 )

(Vạn Phật Thành ngày 2 tháng 10 năm 1982)

Chúng sinh trong thế giới có nhiều loài khác nhau. Mỗi một vị Phật thì có quyến thuộc của vị đó; mỗi quyến thuộc lại có vô số chủng loại khác nhau. Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn các ngài thì cũng nhƣ vậy. Ðó là bốn Pháp Giới của chƣ Thánh, Hiền. Mình là phàm phu thì sự

cách biệt giữa mình với các Thánh rất là xa, khó mà diễn bày đặng trình độ và trí huệ của các ngài.

Hiện đang nói về sáu Pháp Giới của kẻ phàm, thì trên cả là Pháp Giới loài Trời. Trời cũng có đủ thứ bất đồng. Trời, cộng thêm A Tu La và loài Ngƣời, là ba Thiện đạo. Ba Ác đạo là Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh; mỗi thứ đều có đủ thứ quyến thuộc của chúng với đủ thứ thiên sai vạn biệt. Ở mỗi loại lại còn phân ra đủ thứ chủng loại khác nhau nữa. Mƣời Pháp Giới từ đâu lại? Chúng từ nơi một tâm niệm hiện tại của mình (hiện tiền nhất niệm tâm)! Cái tâm có thể tạo ra Pháp Giới, tâm có thể tạo ra vạn vật, tâm có thể tạo ra đủ thứ hình tƣớng, đủ thứ chủng loại: Nhất thiết duy tâm tạo. (Mọi thứ đều do tâm tạo ra.) Lại nói:

"Nhược nhân dục liễu tri, Tam thế nhất thiết Phật, Tam thế nhất thiết chư Bồ Tát,

Tam thế chư Thanh Văn, Tam thế chư Thiên,

Ðại,Tiên, Nhân, Chủng chủng A Tu La, Chủng chủng chư Súc sanh,

Chủng chủng chư Ngạ quỷ, Chủng chủng chư Ðịa ngục,

Ưng quán Pháp Giới tánh, Nhất thiết duy tâm tạo."

Nghiã là:

"Nếu người muốn rõ biết, Ba đời tất cả Phật, Ba đời chư Bồ Tát, Ba đời chư Thanh Văn,

Ba đời chư vị Trời, Ðại Tiên cùng với Người,

Vô số thứ Súc sanh, Vô số loại Quỷ đói, Vô số lớp Ðịa ngục, Nên quán tánh Pháp Giới,

Mọi thứ do tâm tạo."

Cái tâm có thể tạo ra Thiên đƣờng, tạo ra Ðịa ngục. Tâm làm mình thành Phật, tâm có thể làm mình thành Ngạ quỷ, thành Súc sanh, đọa Ðịa ngục, thành Bồ Tát, Thanh Văn. Vì mọi thứ do tâm tạo, nên mọi thứ đều chỉ ở nơi tâm này. Nếu tâm muốn thành Phật thì Phật Pháp Giới là quyến thuộc của mình. Các Pháp Giới còn lại cũng nhƣ thế!

Mọi thứ không rời khỏi tâm này, vì tâm này tạo mọi thứ; cho nên các vị chú ý: đi, đứng, nằm, ngồi lúc nào cũng phải biết "khắc kỷ phục lễ" (chế phục chính mình theo đúng lễ nghĩa). Mình chỉ làm điều chân thật, không làm điều hƣ ngụy, cẩu thả bê bối; phải tránh trƣờng hợp: Chỉ nhân nhất trƣớc thác, Thâu liễu mãn bàn kỳ. (Chỉ đi sai một nƣớc, Mà thua cả ván cờ.) Tạo Pháp Giới của Phật thì phải có lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả; biết lợi ích chúng sinh, song không chấp trƣớc rằng có chúng sinh. Ðừng dụng công hời hợt, tu ngoài da; phải thật sự từng bƣớc từng bƣớc mà dụng công.

Tại sao tôi muốn tạo Pháp Giới của chƣ Phật? Nếu tạo không xong thì sao?" Chỉ do tâm niệm không chuyên nhất, ý chí không kiên cố, cứ tùy theo duyên mà xoay chuyển rồi bị cảnh giới dẫn dắt, cho nên mình mới quên mất mọi chuyện: Quên mất là mình phải tạo Phật, tạo Bồ Tát, tạo bốn thứ Thánh, do vậy mình chỉ biết tạo Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh! Cho nên nói rằng: Niệm động bách sự hữu, Niệm tịnh vạn sự vô. (Tâm động thì trăm sự đều có, Tâm tịnh thì vạn sự đều không.)

Lại nói rằng:

"Tâm chỉ niệm tuyệt: chân phú quý, Tư dục đoạn tận: chân phước điền!"

Nghiã là:

"Ý niệm dứt, tâm dừng, chính là giàu sang, Lòng tư dục đoạn tuyệt, mới thật ruộng phước!"

Có ngƣời hỏi: Vì sao ma không phải là một Pháp Giới?

Trả lời: Ma thì giống nhƣ bọn thổ phỉ hay là du kích, lúc nào cũng lƣu lạc trong bốn phƣơng, không có xứ sở nhất định, cũng không có ngƣời cai quản. Kẻ cƣớp là loài ngƣời nhƣng không phải ngƣời nào cũng là kẻ cƣớp, cho nên không nói Pháp Giới của loài cƣớp. Ðạo lý này giải thích loài ma cũng tƣơng tự nhƣ vậy.

Trên trời cũng có ma, trong A Tu La cũng có ma. Thành phần thiện thì thuộc một pháp giới, thành phần không thiện thì thuộc về ma giới; vì ma biến khắp cả Lục Phàm Pháp Giới, thậm chí nó có thể biến hóa, xâm nhiễm, phá phách Tứ Thánh Pháp Giới.

Phật hay ma đều là do một niệm sai biệt mà ra. Phật thì có tâm từ bi, ma thì có tâm tranh thắng. Giống nhƣ Ðề Bà Ðạt Ða là ngƣời có tâm thắng phụ rất mạnh, lúc nào cũng muốn cùng Phật đấu tranh, song Phật thì không tranh với ông ta. Ðề Bà Ðạt Ða cũng có Phật tánh, bất quá y lỡ bƣớc lầm đƣờng, lạc lối quá sâu, không thể quay đầu lại, nên mới rơi vào ma giới. Theo tinh thần Ðại Thừa, Phật vì giáo hóa loài ma cho nên cũng thị hiện thân ma để giáo hóa loài ma. Ma thì biến khắp Lục Phàm Pháp Giới, nên không cần thiết phải lập thêm một pháp giới. Tuy biến khắp các pháp giới, nhƣng đó là thứ giả, hƣ ngụy, không thật. Giống nhƣ ở đời có kẻ tự mình chiếm hòn núi, tự mình xƣng Vƣơng; giặc cƣớp cũng mạo xƣng là quân đội, nhƣng đi tới đâu là phóng hỏa giết ngƣời tới đó. Ma cũng tƣơng tự nhƣ vậy!

Một phần của tài liệu KHAI-THI-2 (Trang 57 -60 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×