CHIM ÐẠI BÀNG KIM SÍ ÐIỂU

Một phần của tài liệu Khai-Thi-2 (Trang 42 - 45)

(Vạn Phật Thành ngày 6 tháng 6 năm 1982)

"Kim sí điểu mệnh chung, Cốt nhục tận tiêu tán, Duy hữu tâm bất hóa, Viên minh quang sán lạn.

Long Vương thủ vi châu, Năng phá thiên niên ám. Chuyển Luân đắc Như ụ, Năng cứu nhất thiết nạn. Như hợp tại nhân trung, Nhật dụng nhi bất kiến!"

Dịch là:

"Chim Ðại Bàng chết rồi, Xương thịt tiêu hóa sạch, Song tim chẳng tiêu tán, Ánh sáng tròn sáng lạng.

Vua Rồng lấy làm ngọc, Phá đặng ngàn năm tối. Chuyển Luân được Như ụ,

Cứu thoát trăm thứ nạn. Như ở trong loài người, Ngày dùng mà chẳng thấy!"

Ðó là bài thơ do Ngài Hám Sơn Ðại Sƣ viết; bài kệ này là một trong sáu bài, vịnh tâm con ngƣời. Chúng ta đều biết rằng chim Ðại bàng Kim sí điểu khi trƣơng đôi cánh ra thì có thể bao phủ 360 do tuần (một tiểu do tuần là 40 dặm, một trung do tuần là 60 dặm, một đại do tuần là 80 dặm). Chim Ðại bàng khi vỗ cánh thì có thể làm cho nƣớc biển hoàn toàn khô sạch. Nó có thể vỗ cánh làm nƣớc biển dời tới chỗ khác, cho nên mới thấy sức mạnh vô cùng của nó. Song chim Ðại bàng thì cũng có ngày sẽ chết. Khi nó chết thì xƣơng đều hủy họai nhƣng chỉ có trái tim thì không hủy diệt.

Chim Ðại bàng này ăn uống nhƣ thế nào? Nó chuyên môn ăn rồng. Rồng là vật có thần thông, có thể biến lớn, có thể biến nhỏ, có thể tàng hình, có thể hiện thân. Song khi rồng mà thấy Ðại bàng thì dù có thần thông cách nào nó cũng chịu thua, chỉ có cách chờ Ðại bàng tới ăn thịt mà thôi. Bởi vậy khi Ðại bàng ăn nhiều thịt rồng quá thì vua rồng chỉ còn cách cầu cứu với Phật. Y than phiền với Phật rằng: "Nếu Ðại bàng cứ tiếp tục ăn rồng nhƣ vậy thì loài rồng chúng tôi chẳng bao lâu sẽ hoàn toàn tuyệt diệt; xin Phật nghĩ phƣơng pháp giúp cho, để Ðại bàng đừng ăn hết giống rồng."

Phật liền nói Pháp cho Ðại bàng, dạy nó rằng: "Từ đây về sau ngƣơi không đƣợc ăn thịt rồng nữa." Ðại bàng trả lời: "Nếu không ăn thịt rồng thì làm sao tôi sống?" Phật mới dạy: "Ta sẽ dạy các đệ tử của ta mỗi ngày đến giờ thọ trai thì cúng dƣờng cho ngƣơi ăn!"

Bởi vậy, ngƣời xuất gia trƣớc khi ăn thì cúng dƣờng cho chim Ðại bàng này, gọi là Thí thực (tức là bố thí đồ ăn cho chim Ðại bàng). Ðây là bài kệ đƣợc tụng lúc đó:

"Ðại bàng Kim sí điểu, Khoáng dã quỷ thần chúng,

La sát quỷ tử mẫu, Cam lồ tất sung mãn."

Dịch nghiã:

"Ðại bàng Kim sí điểu, Quỷ thần nơi khoáng dã,

Mẹ con quỷ La sát, Ðầy đủ nước Cam lồ.

Khi cúng cho con Kim sí điểu này ăn thì cũng cúng cho mấy thứ quỷ thần ở nơi khoáng dã và mẹ con loài quỷ La sát. "Khoáng dã" tức là chỗ hoang vu, không ngƣời ở; những chỗ cây lớn, rừng rậm là nơi quỷ thần ở. Có mẹ con loài quỷ xuất hiện, trên đời không ăn đƣợc gì cả, chỉ chuyên ăn thịt con nít sơ sinh. Chúng cho rằng thịt con nít rất mềm, rất thơm tho, đầy chất bổ, so sánh với vitamins thì còn công hiệu hơn nhiều!

Bà mẹ quỷ có một ngàn đứa con mà đứa nào cũng thích thịt trẻ thơ. Nếu con nít mà bị chúng ăn thì nhân loại mau tuyệt chủng, bởi vậy nên Phật không thể khoanh tay đứng nhìn. Ngài bèn dùng thần thông bắt đứa con nhỏ nhất của bà mẹ quỷ đem giấu trong bình bát của Ngài. Khi

bà mẹ đi ăn thịt con nít về thì phát hiện đứa con út của mình đã biệt tích rồi. Vì bà ta cũng có thần thông nên biết đƣợc rằng Phật đã bắt nó, bà tới vấn tội Phật rằng: "Tại sao chẳng duyên cớ gì Ngài bắt cóc con tôi?"

Phật dạy rằng: "Bà cũng biết là bà cần con bà sao? Nếu bà kiếm con kẻ khác mà ăn thì kẻ khác kiếm con ai mà ăn?" Bà mẹ quỷ nói rằng:" Tôi ăn thịt là để duy trì tánh mạng tôi, hiện Ngài bắt cóc con tôi, mà Ngài thì không ăn nó, vậy Ngài bắt nó làm gì?"

Phật nói: "Bà biết rằng bà cần con của bà thì thế giới loài ngƣời ai ai cũng cần con của họ cả. Nếu bà ăn thịt con của ngƣời ta thì những ngƣời đó trong lòng vô cùng đau xót. Từ đây về sau bà không đƣợc ăn thịt con nít nữa!"

Bà mẹ quỷ nói: "Nếu tôi không ăn thịt chúng thì tôi chẳng có gì ăn, vậy là Ngài muồn làm cho tôi chết đói sao?"

Phật dạy rằng: "Không sao! Bà không thể chết đói đƣợc. Ta sẽ dạy các đệ tử của Ta mỗi lần thọ trai thì dành ra một phần đồ ăn để cúng cho bà; từ đây về sau bà không đƣợc ăn thịt con nít nữa!"

Từ đó về sau bà mẹ quỷ La sát này mới đổi ác làm lành, không ăn thịt trẻ nhỏ nữa.

"Cam lồ tất sung mãn" có nghĩa là đối với chim Ðại bàng, hay loài quỷ thần nơi khoáng dã, hay bà mẹ quỷ, ta đều dùng pháp Cam lồ cúng dƣờng, khiến chúng đƣợc no đủ, sung sƣớng. Cho nên ngƣời xuất gia mỗi lần ăn trƣa thì niệm chú cúng dƣờng Thí thực, là do nhân duyên nhƣ vậy.

Chim Ðại bàng lúc sống rất có thế lực nhƣng chết rồi thì xƣơng thịt đều tiêu sạch, lại trở về với Tứ đại (đất, nƣớc, gió, lửa). Song, trái tim thì không mất; dù cho lửa đốt, nƣớc dìm cũng không bị hủy hoại, mà vẫn y nguyên nhƣ xƣa. Trái tim này tròn trịa, có thể phóng ra hào quang sáng chói. Nếu vua rồng lấy đƣợc trái tim này thì nó trở thành viên ngọc rồng (Long châu). Khi đặt viên ngọc này tại Long cung, thì Long cung sẽ phát hào quang sáng chói. Nếu vị Chuyển Luân Vƣơng đƣợc trái tim này thì có thể biến nó thành viên ngọc Nhƣ ụ (Nhƣ ụ bảo châu) để cứu độ tất cả tai ƣơng, hoạn nạn, với sức thần thông diệu dụng không thể nghĩ bàn. Song, viên ngọc quý này phải chăng loài ngƣời chúng ta chẳng có dự phần vào? Không phải đâu! Mỗi ngƣời chúng ta đều có một viên ngọc vô giá! Viên ngọc Nhƣ ụ này có trong tự tánh của mỗi ngƣời, song bị vô minh che lấp, khiến cho mai một đi, chẳng thể phóng quang đƣợc. Dù dùng đủ cách cũng không tìm ra đƣợc nó, cho nên viên ngọc đó chẳng thể dùng đặng. Ðó là chuyện hết sức đau lòng!

Con ngƣời ở đời cứ bỏ gốc mà chạy theo ngọn, quay lƣng lại với sự giác ngộ, hòa mình với bụi trần, không chịu phản bổn hoàn nguyên, không muốn xả trần lụy để quay về bờ giác. Cho nên mỗi một vị sáng lập tôn giáo đều hết sức tận lòng, tận tâm giáo hóa loài ngƣời, là chỉ vì muốn dạy mình mƣợn cái giả mà tu cái chân, lìa mê mà giác ngộ, quay về với nguồn gốc, nhận thức đƣợc "bản địa phong quang" của chính mình, cái gia tài quý giá vốn đầy đủ thứ ngọc Nhƣ ụ ấy của mình.

Song, chúng ta ai ai cũng muốn truy cầu những điều bên ngoài mà không biết quay ngƣợc lại nhìn về bên trong để tìm đáp án nơi chính mình. Bởi vậy cho nên đời này đến đời khác luôn luôn lƣu lạc trong biển khổ. Có kẻ muốn tu hành nhƣng lại không thể buông bỏ đƣợc ý hƣởng

thụ, muốn sung sƣớng; cho nên từ đầu đến cuối không muốn trở về với thanh tịnh, xả bỏ trần lụy. Ðó là điều thật đáng thƣơng thay!

Một phần của tài liệu Khai-Thi-2 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)