0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

NỀN VĂN HÓA CỐ HỮU CỦA TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu KHAI-THI-2 (Trang 112 -112 )

CỦA TRUNG QUỐC

(Vạn Phật Thành ngày 5 tháng 11 năm 1983)

Ở Trung Hoa, làm câu đối thì âm, vận, bằng, trắc, phải cho đúng. Song hiện nay nếu dạy môn học này cho ngƣời Tây phƣơng thì đa số chẳng hiểu rõ âm vận. Nay các vị bắt đầu học, tôi không có yêu cầu quá cao; tôi sẽ dạy cho các vị một phƣơng pháp tuần tự mà làm. Trƣớc hết, phải tạo nền tảng cho thiệt vững, sau đó chú ý tới vần bằng trắc cũng không muộn.

Ðối liễn là một môn học không đƣợc truyền dạy nữa nên rất nhiều học sinh hiện giờ ở Trung Hoa không biết làm, hoặc coi thƣờng chuyện làm câu đối. Kỳ thật, môn học này là biểu hiện trí huệ của nhân loại. Ðối liễn cũng là một bộ môn đặc sắc cao độ của nền văn hóa Trung Hoa mà văn hóa Tây phƣơng không thể nào sánh bằngđƣợc. Lý do là vì câu đối phải căn cứ theo triết lý âm dƣơng, thiên địa, càn khôn, nam nữ... diễn biến mà thành. Ðối liễn vừa tinh luyện, vừa có ý nồng hậu phong phú, đồng thời lại có tác dụng khai tâm mở trí.

Trung Quốc bây giờ bắt đầu chú ý trở lại chuyện làm câu đối. Ðời nhà Thanh có ông Kỷ Hiểu Lam là ngƣời rất sành làm câu đối. Thời cận đại thì văn hóa trở thành Bạch thoại (văn nói, đàm thoại), khiến Cổ văn bị lơ là. Nay các vị học môn Cổ văn, có nhiều ngƣời làm câu đối sẽ không thuần thục lắm, hoặc không có vần điệu lắm. Song, tôi sẽ sửa cho các vị, và vẫn giữ tối đa ý nghĩa cùng tƣ tƣởng của câu đối các vị làm ra. Các vị đừng coi thƣờng môn học đối liễn này bởi vì đó cũng là một cảnh giới vô cùng vô tận vậy.

CHÚNG SINH ÐÁNG THƯƠNG XÓT,

Một phần của tài liệu KHAI-THI-2 (Trang 112 -112 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×