TU ÐẠO CẦN CÓ TÂM KIÊN TRÌ KHÔNG ÐỔ

Một phần của tài liệu Khai-Thi-2 (Trang 40 - 42)

(Vạn Phật Thành ngày 6 tháng 6 năm 1982)

Thân cây, mỗi ngày mỗi cao lớn nhƣng ta không thấy sự sinh trƣởng của cây. Tuy ta chẳng để ý, nhƣng cây cứ cao lớn dần, chờ đến mƣời năm hoặc trăm năm sau thì cây đó biến thành vật hữƣ dụng.

Cây thì vậy, ngƣời tu Ðạo thì cũng thế. Ðừng quá gấp gáp, đừng nghĩ rằng hôm nay tu hành thì ngày mai khai ngộ. Chẳng phải dễ dàng nhƣ vậy đâu! Mà cần phải ngày ngày tu luyện, ngày ngày trau giồi, chẳng cần biết là có tiến bộ hay không. Không thối lui có nghĩa là tiến bộ rồi. Chỉ cần làm cho vọng tƣởng mỗi ngày giảm bớt, thì đã là tiến bộ rồi; dục niệm mỗi ngày mỗi ít thì đó là tiến bộ rồi; tham sân si mỗi ngày thối lui tức là tiến bộ rồi; đừng có muốn mau muốn chóng. Cho nên nói:

"Kỳ tấn duệ giả, kỳ thối tốc"

Nghĩa là:

"Tiến càng nhanh, thì lùi cũng rất mau."

Tới thật mau tức là lùi cũng mau, cho nên cần phải có cái tâm hằng thƣờng mà tu hành, ngày ngày phải sám hối để sửa đổi lỗi lầm:

"Nhất nhật vô quá khả cải, tức nhất nhật vô công khả tạo".

Nghĩa là:

"Một ngày chẳng sửa lỗi lầm, là một ngày chẳng tạo công đức."

Cho nên tu hành cần phải trừ bỏ tập khí, lỗi lầm xấu xa, bỏ đi những tƣ tƣởng lầm lạc, khiến cho trí huệ quang minh bản hữu của mình xuất hiện. Trí huệ quang minh này ngƣời nào cũng có cả, nhƣng rất tiếc là bị vô minh che khuất. Khi không thể dùng trí huệ quang minh này, bởi vô minh che phủ, sẽ làm cho mình cứ muốn trụt xuống, không muốn đi lên; nếu hiển lộ đƣợc trí huệ thì tự nhiên mình sẽ tiến tới, đi lên mãi. Ðó gọi là "nghịch lƣu" (đi ngƣợc giòng nƣớc)! Cho nên tu hành không phải chỉ có một ngày một đêm, mà cần phải hàng giờ hàng phút hàng ngày. Buổi cũng sáng nhƣ vậy, buổi chiều cũng nhƣ vậy, năm này tháng nọ đều tu hành nhƣ vậy, hằng thƣờng bất biến. Thời gian lâu rồi thì mình mới trƣởng dƣỡng đƣợc trí huệ Bát Nhã. Ðừng nên "một ngày nóng mƣời ngày lạnh," một ngày tu mƣời ngày nghỉ, nếu nhƣ vậy thì chẳng thể thành tựu đặng. Phải nhƣ thân cây, mỗi ngày lớn lên một chút, ngày ngày đem lòng thành mà tu hành.

Trong thời gian tu hành, nếu gặp những cảnh giới gì, dù ma chƣớng hay nghịch duyên hoặc thuận duyên..., cũng phải thái nhiên, bình thản. Thuận cảnh hay nghịch cảnh, mình đều phải tinh tấn, coi mọi sự vật đều nhƣ đang nói diệu Pháp cho mình. Nếu hiểu đƣợc mọi vật đều thuyết Pháp cho mình, mỗi diễn biến đều là bài Pháp, thì sẽ biết đƣợc sự kỳ diệu mà ngôn ngữ không thể diễn tả đƣợc. Nếu hiểu đƣợc vậy thì sẽ biết đƣợc "bản lai diện mục" của chính mình, biết đƣợc con đƣờng về nhà rồi đó. Cho nên mƣợn pháp thế gian mà vƣợt khỏi pháp thế gian, không bị vạn pháp làm mê lầm, không bị mọi hình tƣớng làm mê hoặc. Lúc tất cả cảnh giới tới, nếu mình bình tĩnh sáng suốt, không bị chƣớng ngại, thì lâu ngày trí huệ của mình sẽ hiện ra.

Nguyên nhân mà trí huệ không hiển lộ là do mình không chịu dấn bƣớc tới trƣớc mà tu; chỉ muốn thụt lùi! Gặp duyên lành thì lại nghi ngờ không quyết định, gặp phải duyên ác thì liền chạy theo. Cho nên mãi mãi lƣu lạc trong Lục đạo luân hồi, mà không cách gì siêu thoát đặng. Càng bị hãm vào thì càng dấn sâu, càng dấn sâu thì chân càng lún, kéo không ra nổi. Cho nên nếu thấy thông suốt thì lại không buông bỏ đƣợc, cuối cùng không thể tự tại giải thoát đƣợc. Do đó sinh rồi lại chết, chết rồi lại sinh. Hồ đồ sinh ra, hồ đồ chết đi, trong khoảng thời gian đó mình không biết làm gì, chỉ toàn là chuyện điên điên đảo đảo, tìm không ra cái lý do chính đáng.

Các vị! Cuộc sống con ngƣời nếu vậy là cuộc sống hồ đồ; chỉ toàn là vì danh, vì lợi, vì sự thành công của chính mình. Kỳ thật, việc ngƣời thế gian cho là thành công thì Thánh, Hiền cho là thất bại. Cho nên hễ có nợ nần thì phải ráng thanh toán cho phân minh. Mình phải làm

một ngƣời hoàn toàn sáng suốt. Khi sáng suốt thì phải vĩnh viễn sáng suốt, do đó mới phá đƣợc cửa sinh tử, ra khỏi vòng luân hồi. Nhƣ vậy mới là cung cách của bậc đại trƣợng phu.

Một phần của tài liệu Khai-Thi-2 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)