Điều kiện tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng việt đức KFW1 tại huyện cao lộc tỉnh lạng sơn (Trang 28 - 32)

* Vị trí địa lý.

Huyện Cao Lộc là huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn, có đường biên giới giáp với tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc dài 80 km, nằm bao quanh thành phố Lạng Sơn, bao gồm 19 xã và 2 thị trấn (thị trấn Đồng Đăng và Cao Lộc).

- Tọa độ địa lý: 21045’ đến 22000’ vĩ độ Bắc.

106039’ đến 107003’ kinh độ Đông. - Ranh giới:

Phía Bắc giáp Trung Quốc. Phía Nam giáp huyện Chi Lăng.

Phía Đông và Đông Namgiáp huyện LộcBình. Phía Tây giáp huyện Văn Quan và VănLãng. * Địa hìnhđịa thế:

Có thể chia khu vực huyện Cao Lộc thành 3 tiểu vùng sau đây:

- Tiểu vùng 1: Địa hình đơn giản, không phức tạp, mức độ chia cắt trung bình. Bao gồm toàn bộ dải biên giới giáp Trung Quốc, độ dốc 20 – 300, độ cao tuyệt đối trung bình từ 400 – 500 m, ít có đỉnh núi cao (đỉnh cao nhất là 547 m).

- Tiểu vùng 2: Gồm toàn bộ hệ dông giáp huyện Lộc Bình. Tiểu vùng này địa hình phức tạp hơn, mức độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn (trung bình 28 – 350), có nhiều đỉnh núi cao trên 1000 m.

- Tiểu vùng 3: phần còn lại nằm trên lưu vực các suối, sông kỳ cùng, các hồ và ven đường quốc lộ 1A. Tiểu vùng này đơn giản hơn, mức độ chia cắt trung bình,độ dốc trung bình 20–300.

Nhìn chung địa hình vùng này phức tạp, độ chia cắt lớn, ảnh hưởng đến việc xây dựng và bảo vệ rừng. Tuy nhiên có thuận lợi cho nhiều loài cây từ nhiệt đới đến á nhiệt đới phát triển tốt.

* Khí hậu:

Theo tài liệu của Trung tâm khí tượng thủy văn Lạng Sơn [38] thì khu vực huyện Cao Lộc có một số đặc điểm như sau:

- Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ không khí bình quân hàng năm là 21,20C, nhiệt độ tối cao trung bình là 34,70C, nhiệt độ tối thấp trung bình là 8,00C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối đến mức 1,80C (tháng 01 năm 2008).

- Về chế độ ẩm: Lượng mưa bình quân hàng năm là 1379 mm/năm, số ngày có mưa trung bình là 130 ngày/năm, độ ẩm không khí trung bình là 83,7%. Mùa mưa tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8 và 9 chiếmtrên 70% tổng lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng mưa hàng năm.

Trong vùng ảnh hưởng của 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) và gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 10). Sương muối hàng năm có vào tháng 12, 1, thường chỉ kéo dài 1–3 ngày.

Nhìn chung khí hậu trong vùng rất thuận lợi cho phát triển đa dạng nhiều loài cây trồng, song cũng có một số hạn chế đó là lượng mưa lớn, tập trung theo mùa cùng với địa hình phức tạp, độ dốc lớn, gây xói mòn, rửa trôi đất. Trong mùa khô hanh có sương muối gây hại cho cây trồng.

Một số chỉ tiêu khí hậu của khu vực nghiên cứu được thể hiện ở biểu sau:

Biểu 2.1: Diễn biến các chỉ tiêu khí hậu trong năm

Tháng Nhiệt độ không khí TB (0C) Mưa Số giờ nắng (giờ) Độ ẩm không khí (mm) Lượng mưa TB (mm) Số ngày mưa TB (ngày) 1 12,84 29,4 6,8 60,6 79,6 2 14,92 37,8 9,2 54,2 84,6 3 17,94 47,8 13,2 47,4 85,8 4 22,32 74,0 11,0 100,6 82,8

5 25,26 177,4 13,0 158,6 83,26 26,88 176,6 15,2 154,2 82,0 6 26,88 176,6 15,2 154,2 82,0 7 27,00 284,2 15,8 164,4 86,8 8 26,46 205,2 18,6 150,0 88,0 9 25,04 207,2 11,0 162,6 87,0 10 22,96 48,4 5,6 152,4 83,6 11 18,44 66,8 6,2 147,0 82,0 12 14,36 23,8 4,6 107,6 79,2 Năm 21,20 1378,6 130,2 1459,6 83,7 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ Lượng mưa Độ ẩm

Hình 2.1: Biểu đồ vũ nhiệt Gaussen – Walter

* Thủy văn:

Có sông kỳ cùng chảy qua huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn dài 34 km, mùa mưa thường gây lũ lụt, phá hoại mùa màng hai bên bờ.

Có 3 suối chính là: Bảo Lâm, Hoàng Đồng, Tân Thành đều xuất phát từ thượng nguồn đổ dồn về sông kỳ cùng.

* Đá mẹ và đất đai:

Trong vùng có 3 loại đá mẹ đó là: đá phiến thạch sét, sa thạch và riparít. Đối với đất thì có 2 loại:

- Đất feralít mùn trên núi thấp: Phân bố ở độ cao 300 – 700 m, đất này phong hóa chậm, tầng đất mỏng đến trung bình, có ở hầu hết các xã trong huyện.

- Đất feralít mùn trên đồi: Phân bố ở độ cao dưới 300 m, có ở các xã Yên Trạch, Bảo Lâm, Cao Lâu.

Nhìn chung các loại đất có độ sâu từ trung bình đến sâu (>50 cm), thành phần cơ giới thịt trung bình, tỷ lệ đá lẫn thấp (<20%).

* Hiện trạng đất đai và tài nguyên rừng:

Có tổng diện tích tự nhiên là 64.461 ha. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 53.053 ha chiếm 82,30 % diện tích đất tự nhiên.

Trong đó:

- Rừng tự nhiên : 8.124,34 ha - Rừng trồng : 7.609,60 ha - Đất đồi núi chưa sử dụng : 34.241,50 ha - Núi đá không có rừng cây : 1.493,00 ha

Trình độ dân trí không đồng đều giữa các Xã, Thôn, nhiều nơi trình độ dân trí thấp nên việc sử dụng đấtnông lâm nghiệp còn kém hiệu quả. Trâu bò vẫn thả rông theo tập quán từ xưa cũng là 1 yếu tố trở ngại cho việc đầu tư trồng rừng, nhiều đất trống đồi núi trọc vẫn bị bỏ hoang. Trước khi dự án Việt - Đức được triển khai (1995) độ che phủ toàn huyện đạt 14%. Sau khi kết thúc dự án (31/12/2000) độ che phủ toàn huyện đạt 29,18% (tăng 15,18%).

Về thực vật, vùng này có 2 kiểu rừng chính:

- Kiểu rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy và sau khai thác, loài cây ưu thế là: Cáng lò, Phay, Lòng trứng, Ba soi, Ba bét, Mần tang.

- Kiểu rừng phục hồi trên đất trống đồi núi trọc, loài cây ưu thế là: Sau sau, Trám, Chẹo, Cáng lò, Thành ngạnh, Thẩu tấu.

Nhìn chung khu vực nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnhvà nhiều dạng địa hình khác nhau, rất phù hợp với nhiều loài cây trồng. Đây là vùng đất thuận lợi cho việc đa dạng cơ cấu cây trồng, giúp cho các người dân có nhiều cơ hội lựa chọn loài cây trồng, tăng thêm nguồn thu nhập từ việc đầu tư trồng nhiều loài cây khác nhau, đảm bảo cho kinh tế hộ gia đình phát triển bền vững hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng việt đức KFW1 tại huyện cao lộc tỉnh lạng sơn (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)