- Xây dựng kế hoạch trồng rừng cấp thôn Lập danh sách các đối tượ ng tham gia DA
4.2.2.5. Hoạt động phổ cập và đào tạo.
Cán bộ và nhân viên dự án đã tham gia học các lớp đào tạo, tập huấn do Ban quản lý dự án tỉnh tổ chức được 45 lớp và mở 36 lớp tập huấn tại thôn bản cho 2.206 hộ nông dân về kỹ thuật trồng và chăm sóc.
Cán bộ, nhân viên dự án, các điều phối viên, kế toán, cán bộ hiện trường và phổ cập viện được đào tạo rất cơ bản và đa dạng các kiến thức cần thiết về mọi mặt:
- Kỹ thuật lâm sinh.
- Nghiệp vụ quy hoạch, lập địa, thiết kế, bản đồ.
- Kỹ năng giao tiếp, năng lực phổ cập, sử dụng công cụ và thông tin phổ cập, biên soạn tài liệu phổ cập…
- Nghiệp vụ quản lýdự án: Kế hoạch, thống kê, báo cáo…
Số lớp đào tạo nhiều, dung lượng kiến thức và thông tin lớn, phương pháp đào tạo khoa học đã trang bị cho cán bộ dự án nhiều tri thức tổng hợp, tăng cường năng lực thực hành, bổ sung đáng kể cho kiến thức thu nhận được trong trường học.
Để trồng rừng đạt kết quả tốt, thực hiện được đúng quy trình của dự án quy định, trước khi trồng rừng các thôn tham gia dự án đã mở hội nghị phổ biến cho các hộ gia đình tham gia dự án về kiến thức kỹ thuật trồng rừng như: Phát băng, cuốc hố, trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ... đảm bảo về số lượng và chất lượng rừng trồng theo quy định của dự án do cán bộ hiện trường, điều phối viên kỹ thuật phổ biến, qua lớp tập huấn đa số các hộ gia đình đã nắm bắt được quy trình kỹ thuật trồng rừng từ đó trồng rừng của đa số các hộ tham gia dự án đạt tỷ lệ cao, đạt yêu cầu dự án quy định.
Dự án đã tổ chức nhiều đợt tham quan cho nông dân, cán bộ địa phương, nhóm hỗ trợ. Nội dung tham quan gồm kỹ thuật trồng rừng và kinh nghiệm quản lý rừng. Đối với những địa phương có tranh chấp đất đai, được lựa chọn đi tham quan học tập kinh nghiệm xử lý các vấn đề tương tự ở các thôn, xã bạn trong cùng dự án.
Giai đoạn 2005 đến nay huyện Cao Lộc tiếp tục được tham gia dự án KfW1 bằng các biện pháp đào tạo nhằm nâng cao năng lực quản lý và kinh doanh rừng theo hướng bền vững cho người dân tham gia dự án. Kết quả tổchức tập huấnnhư sau:
- Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy rừng: Mở được 42 lớp cho 2.272 lượt người tham gia tại 44 thôn bản.
- Kỹ thuật tỉa thưa rừng thông mã vĩ: Mở được 47 lớp cho 2.227 lượt người tham gia tại 44 thôn/6 xã.
- Kỹ thuật phòng trừ sâu róm thông: Tổ chức được 30 lớp tập huấn kỹ thuật phòng trừ sâu róm thông cho 1.467 lượt người tham gia tại 34 thôn bản thuộc những vùng trọng điểm.
- Kỹthuật phòng trừ bệnh khô lá thông: Tổ chức được 30 lớp tập huấn kỹ thuật phòng trừ bệnh khô lá thông cho 1.467 lượt người tham gia tại các thôn bản thuộc khu vực trọng điểm trong vùng dự án.
Dự án tạo nhiều cơ hội để nông dân chủ động tham gia vào các hoạt động cùng đánh giá ưu, nhược điểm của các hình thức sử dụng đất hiện tại, thảo luận về định hướng và cách thức sử dụng từng mảnh đất cụ thể của thôn bản mình, tự nêu ra các vướng mắc có thể gặp trong quá trình triển khai dự án và trao đổi biện pháp khắc phục, tự đề xuất quy ước bảo vệ rừng, tổ chức và đóng góp kinh phí, giám sát sự hoạt động của nhóm hỗ trợ thôn bản, tổ tuần tra bảo vệ rừng… Đó cũng là các hình thức đào tạo nông dân một cách sinh động và thiết thực, không những giúp họ nâng cao hiểu biết về nghề rừng mà còn nâng cao ý thức về vai trò của bản thân trọng việc tham gia cùng cộng đồng cải thiện từng bước môi trường và điều kiện sinh hoạt, sảnxuất tại quê hương họ.
Tuy nhiên các hoạt động phổ cập, đào tạo vẫn còn một số thiếu sót đó là chỉ tập trung vào người dân tham gia dự án, chưa quan tâm đến người dân sống trong vùng dự án nhưng không trực tiếp tham gia trồng rừng dự án. Chưa có sự phối hợp với cơ quan khuyến nông của Nhà nước đang hoạt động trên cùng địa bàn. Các hoạt động mới chỉ quan tâm đến từng cá nhân người nông dân, chưa phát huy được tính cộng đồng và những kiến thức bản địa của người nông dân nhằm nâng cao hiệu quả của dự án.
Công tác tập huấn, đào tạo cho người dân tham gia thực hiện dự án tương đối sâu rộng. Tuy vậy, với khả năng nhận thức còn hạn chế và ỷ lại vào Nhà nước của người dân nông thôn đã làm cho nhiều diện tích rừng thông đến nay vẫn chưa được tỉa thưa, làm cho suất sinh trưởng của các cây ưu thế thấp. Mặt
khác việc tập huấn về kỹ thuật phòng trừ sâu róm thông của dự án chỉ là những kiến thức cơ bản, chưa phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Ban quản lý dự án và các cơ quan ban ngành liên quan hiện nay vẫn chưa đưa ra được giải pháp tối ưu cho việc phòng trừ sâu róm thông ở huyện Cao Lộc nói riêng và trên tỉnh Lạng Sơn nói chung.
Kết quả các hoạt động và dịch vụ phổ cập trên địa bàn các xã của huyện Cao Lộc được thể hiện ở biểu 4.1sau đây:
Biểu 4.1: Các hoạt động dịch vụ phổ cập của dự án.
STT Hoạt động phổ cập
Đối tượng hưởng lợi Cán bộ quản lý Cán bộ hiện trường Phổ cập viên Cán bộ thôn Hộ nông dân I Lớp tập huấn 1 Phương pháplập kế hoạch, quản lýdự án X
2 Tập huấn về quy hoạch sử dụng đất X X X3 Tập huấn về điều tra lập địa X X