Tình hình sâu bệnh hại rừng trồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng việt đức KFW1 tại huyện cao lộc tỉnh lạng sơn (Trang 83 - 84)

III Tham gia học tập

4.3.3.3. Tình hình sâu bệnh hại rừng trồng.

Qua kết quả điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lạng Sơn cho thấy diễn biến sâu bệnh hại trên cây thông tại huyện Cao Lộc trong những năm vừa qua đã có chiều hướng gia tăng. Đối tượng sinh vật gây hại rừng thông chủ yếu hiện nay là Sâu róm thông, ngoài ra cũng có một số đối tượng khác như: Ong ăn lá thông, sâu đục ngọn, khô lá thông… nhưng mức độ và diện tích gây hại không đáng kể.

Sâu róm thông bắt đầu gây hại nặng trên địa bàn huyện từ năm 2005, còn những năm trước đây mức độ gây hại không đáng kể. Kết quả tổng hợp vào tháng cao điểm nhất vềmức độgây hại của sâu róm thông qua các năm như sau:

Biểu 4.21: Tổng hợp tình hình sâu róm thông qua các năm.

Năm Mật độ (C/cây) Diện tích (ha)

Thấp TB Cao Thấp TB Cao Tổng

2005 200 - 250 400 - 500 800 - 1000 1000 500 20 1.520

2006 30 - 40 70 - 80 120 40 160

2007 20 - 30 80 - 100 200 5 205

2008 40 - 55 200 - 300 350 - 500 470 120 22 612

Đây có thể coi là một nhược điểm lớn nhất của dự án KfW1 trên địa bàn huyện Cao Lộc. Toàn bộ diện tích trồng thông trong vùng dự án là rừng thuần loài, chính điều này đã tạo ra sự bất ổn về cân bằng sinh thái. Trước năm 2005

hầu hết diện tích thông trên địa bàn huyện không bị sâu róm thông gây hại, nhưng đến năm 2005 đã xảy ra một trận dịch lớn nhất từ trước tới này, gây hại trên diện tích 1.520 ha. Có 1000 ha bị hại với mật độ từ 200 – 250 con/cây, 500ha vớimật độ 400 –500 con/cây, cục bộ có nơi 800 – 1000 con/cây với diện tích không đáng kể (20ha), gây hại cả trên thông cấp tuổi I, II. Những năm tiếp theo rừng thông vẫn bị hại như: năm 2006 là 160 ha, năm 2007 là 205 ha với mức độ gây hại nhẹ không đáng kể. Năm 2008 mức độ gây hại lại bùng lên, mật độ trung bình 200–300 con/cây và gây hại trên diện tích 612 ha.

Với diện tích rừng thông thuần loài đang ngày càng lớn như hiện nay và đang tập trung nhiều ở cấp tuổi III. Mặt khác diện tích rừng thông ở huyện Lộc Bình, Đình Lập và Chi Lăng tương đối nhiều, chính đây là nguồn thức ăn dồi dào cho sâu róm thông và nguy cơ xảy ra dịch sâu róm thông ởkhu vực này rất là cao. Qua đây cần rút kinh nghiệm ở các dự án khác là để đảm bảo tính bền vững của rừng trồng nên trồng rừng hỗn loài, càng nhiều loài, nhiều tầng tán càng tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng việt đức KFW1 tại huyện cao lộc tỉnh lạng sơn (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)