III Tham gia học tập
4.3.1.3. Tác động đến cơ cấu sử dụng đất sản xuất của các hộ.
Kết quả về cơ cấu sử dụng đất sản xuất của các hộ trong vùng dự án được thể hiện như sau:
Biểu 4.13: Diện tích đất sản xuất bình quân của các hộ
Đơn vị tính: ha
STT Loại hình sử dụng đất Trước dự án Sau dự án
1 Đất ruộng 1 vụ 0,24 0,217
2 Đất ruộng 2 vụ 0,012 0,038
3 Đất cây ăn quả 0,156 0,587
4 Đất nương 0,697 0,197
5 Đất có rừng 0,00 1,827
Tổng cộng: 1,105 2,866
Kết quả trên cho thấy diện tích đất cũng như cơ cấu sử dụng đất trước và sau dự án có sự thay đổi rõ rệt, tổng diện tích đất sản xuất tăng từ 1,105 ha/hộ lên 2,866 ha/hộ. Diện tích đất ruộng 2 vụ đã tăng từ 0,012 ha/hộ lên 0,038 ha/hộ. Diện tích cây ăn quả cũng tăng từ 0,156 ha/hộ lên 0,587 ha/hộ. Điều này chứng tỏ do trồng rừng dự án đã có tác dụng giảm bớt lượng nước chảy, giữ lại được lượng nước cho đồng ruộng làm cho người dân từ canh tác 1 vụ tăng lên 2 vụ, trình độ canh tác của người dân được cải thiện, biết mở mang, tận dụng thêm diện tích canh tác trồng những loại cây cho thu nhập cao. Người dân bước đầu đã nhận ra giá trị của môi trường trong việc phát triển bền vững nên đã hạn chế phá rừng làm nương rẫy, diện tích nương rẫy từ 0,697 ha/hộ xuống còn 0,197 ha/hộ. Mặt khác người dân đã bắt đầu thấy được ý nghĩa của việc trồng rừng. Vì vậy từ chỗhộ nào có rừng đến này bình quân mỗi hộ đã có 1,827 ha, một số hộ đã thấy
được hiệu quả từviệc trồngrừng và tự nhận đất về để trồng keo, bạch đàn… Dự án đã làm thay đổi nhận thức của người dân về rừng, làm cho họ hiểu được giá trị của rừng và tích cực tham gia trồng rừng. Rừng không những đem lại sản phẩm làm tăng thu nhập cho người dân mà còn tác động tích cực đến các hoạt động sản xuất khác. Kết quả này cho thấy cơ cấu sử dụng đất đang chuyển biến theo chiều hướng tích cực, sản phẩm làm ra ngày càng đa dạng và đảm bảo cho việc sử dụng đất được bền vững hơn.