- Đánh giámức độ xói mònđất:
Sử dụng phương trình mất đất phổ dụng của Wischmeier W.H – Smith D.D đã cải tiến thêm hệ số 2,47 là hệ số quy đổi ra đơn vị tấn/ha [25]. Phương trình có dạng như sau:
A = 2,47 . R . K . L . S . C . PTrong đó: Trong đó:
+Động năng mưa: R = 0,548527*P-59,9 (P: Lượng mưa bình quân năm). + Hệ số thổ nhưỡng: K = 0,23 (lấy theo bảng xác định các chỉ số xói mòn K của một số đất Việt Nam).
+ Hệ số chiều dài dốc L = (X/22,13)m X: Chiều dài sười dốc (mét)
m: hệ số mũ dao động từ 0,2 –0,5. m = 0,5 nếu độ dốc sườn dốc > 5%,
m = 0,4 nếu độ dốc sườn dốc khoảng 3% < độ dốc <= 5%, m = 0,3 nếu độ dốc sườn dốc khoảng 1% < độ dốc <= 3%, m = 0,2 nếu độ dốc sườn dốc <= 1%.
+ Hệ số độ dốc S = 65.4 Sin2(α) + 4.56 Sin (α) + 0,065 α:Độdốc (độ).
+ Hệ số thực bì Cđối với rừng thông thuần loài là 0,0108. Hệ số thực bì C đối với thảm cỏ + cây bụi là 0,0135. Hệ số thực bì C đối với nương bỏ hoang là 0,0462 [25].
+ Hệ số P là tỷ số giữa lượng đất xói mòn thực tế khi có các biện pháp chống xói mòn và lượng đất xói mòn trên diện tích không thực hiện các biện pháp chống xói mòn. Như vậy, giá trị tối đa hệ số P sẽ đạt tới 1 xảy ra khi không có các biện pháp chống xói mòn như phân cắtdòng chảy, đắp bờ, đào hố giữ nước…
- Đánh giá cây tái sinh dưới tán rừng: Thông qua các loại cây tái sinh mục đích, chiều cao, đường kính gốc và các cấp tiềm năng của cây tái sinh để đánh giá. - Tình hình sâu bệnh hạicây rừng.
- Tác động của rừng đến tiểu khí hậu dưới tán rừng: Thông qua các chỉ tiêu về độ ẩmkhông khí, nhiệt độ mặt đất dưới tán rừng và đất trống.
Chương 4